Quyền Im Lặng-Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Quyền im lặng bắt nguồn từ một vụ án xảy ra ở Hoa Kỳ Án lệ Miranda, hình thành nên một quyền được Tư pháp Hoa Kỳ và các nước khác thừa nhận từ đó, sau này trở nên phổ biến trong hệ thống tư pháp các nước. Vụ án với tiền đề cảnh sát phải thông báo cho người bị bắt các quyền họ được hưởng trong đó có quyền im lặng (quyền Miranda). Trở nên một trong những hình thức thượng tôn pháp luật khi bị cáo có quyền im lặng không trả lời câu hỏi và có mặt luật sư trong quá trình thẩm vấn, đó là sự văn minh tư pháp hiện đại.

Việc có mặt của Luật sư trong quá trình lấy lời khai giúp tránh tình trạng bức cung, nhục hình. Quan trọng hơn Luật sư am hiểu pháp luật sẽ giúp bị cáo hưởng trọn vẹn các quyền hiến định. Vừa là chỗ dựa tinh thần giúp giảm áp lực khi lấy lời khai cho bị cáo, vừa minh bạch trong quá trình lấy lời khai tránh dẫn cung trong câu hỏi thẩm vấn

Nguồn gốc của Quyền Im Lặng Cổ Điển

Quyền im lặng có nghĩa là mỗi cá nhân (bị cáo, bị can, người bị giam, tạm giữ) từ chối trả lời câu hỏi đối với cơ quan thực thi pháp luật hoặc ngay tại Tòa án. Thuật ngữ Latin nemo tenetur se ipsum accusare (‘no man is bound to accuse himself’) không ai tự buộc tội chính mình xuất phát từ thế kỉ 16 khi các công dân bất đồng chính kiến với chính quyền Vương Quốc Anh bị bắt và phải ra Tòa. Tất cả những người bị bắt trước khi ra hầu tòa bị buộc phải thừa nhận tội trạng “Ex officio oath” và thề khai đúng sự thật, hầu hết các vụ việc xảy ra tại các Tòa án tôn giáo.

quyền im lặng
British School; Sir Edward Coke (1552-1634), Lord Chief Justice; Herbert Art Gallery & Museum; http://www.artuk.org/artworks/sir-edward-coke-15521634-lord-chief-justice-55093

Thẩm phán Edward Coke đã ủng hộ quyền từ chối trả lời này, trong các vụ kiện của Tòa án Tôn giáo xử các người dị giáo. Tòa án tôn giáo được thành lập ở Anh cuối thế kỉ 17, với nguyên tắc lời thề vinh dự trong xét xử đã hình thành một học thuyết “Tam tội bất kiến”-the cruel trilemma có nghĩa người bị bắt phải chọn một trong ba tội danh mình đã thực hiện, không có sự lựa chọn bào chữa khác. Một, The Mortal Sin of Perjury-khai gian trước Tòa án, contenpt of court-khinh thường tòa án, betraying their “natural” duty of self-preservation phản bội quyền tự nhiên tự nhận tội. Trong vụ kiện này thẩm phán Edward Coke đã ra phán quyết Tòa án ủng hộ quyền im lặng không phải đưa ra lời thề nhận tội.

Một chính khách người Anh John Lilburne đã đứng lên chống đối các thủ tục tuyên thệ buộc tội, người có biệt dạnh “Freeborn John”. Ông bị bắt sau khi xuất bản cuốn sách “An Impeachment of High Treason”, trong vụ kiện xét xử ông từ chối ra đưa ra lời thề nhận tội. Tòa án đã phán ông vô tội.

John LilBurn


Quyền im lặng trong xét xử vụ án hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội

Thứ nhất, Một trong những nguyên tắc tạo nên yếu tố phân định vụ án, Nguyên tắc suy đoán vô tội (Innocent until proven guilty-Presumption of innocence) được hiểu “lợi ích của nghi điểm thuộc về bị cáo”,  nguyên tắc  quan trọng nhất được tôn lên hàng đầu trong quá trình tranh tụng tại tòa án nhằm xác định chứng cứ hữu hiệu để truy tố đúng luật.

Trong Tố tụng hình sự Việt Nam, hàm ý này được quy định tại Điều 13 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Đối với trách nhiệm chứng minh chứng cứ, sự thật khách quan và đảm nhận trọng trách công tố của vụ án được quy định tại Điều 15 BLTTHS  “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Hiểu theo lý luận pháp luật, bản thân bị cáo không phải chứng minh bản thân mình có tội, như vậy có thể khai hoặc không khai nhận những gì bất lợi cho bản thân. Nghĩa vụ chứng minh bị cáo có tội là cơ quan tố tụng.

Cũng theo Điều 16 của Bộ luật này quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa”. Nên xuyên suốt quá trình tố tụng bất cứ giai đoạn nào, bị can, bị cáo, người bị tạm giam tạm giữ đều có thể nhờ người bào chữa (thuê luật sư). Việc có mặt của Luật sư làm cán cân quyền lực trong tranh tụng trở nên cân bằng hơn qua đó hai bên khống biện có thể tranh luận các chứng cứ trình bày trước Tòa. Góc độ lập luận đa chiều sẽ tạo ra quan điểm phán xét trước Tòa án đây là cốt lõi quan trọng của Tư pháp. Tòa án dựa trên lập luận từ hai phía mới có thể ra phán quyết cuối cùng.

Quyền im lặng

Người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo khi lấy lời khai có quyền giữ im lặng, việc giữ im lặng này phải được hiểu theo hướng tích cực khi khai nhận sự thật khách quan. Sử dụng quyền im lặng để bảo vệ quyền lợi trong quá trình tố tụng, phải cân nhắc bởi lẽ không phải lúc nào im lặng cũng giúp ít cho sự bào chữa trong vụ án. Đôi khi phải cần làm rõ chứng cứ nhất là phải đối chất nhận diện…

-Quyền im lặng của người bị tạm giữ được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của người tạm giữ:  “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

-Quyền im lặng của bị can được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 BLTTHS: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

-Quyền im lặng đối với bị cáo được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

La Mạnh Nhất

Sources: https://www.britannica.com/summary/Miranda-v-Arizona

https://en.wikipedia.org/wiki/Right_to_silence