Vụ kiện có tên hồ sơ: Louis Vuitton Malletier S.A. v. Haute Diggity Dog, 507 F.3d 252 (4th Cir. 2007). Louis Vuitton Malletier là thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu thế giới đến từ nước Pháp. Cũng là một trong những hãng thời trang cao cấp bị nhại và ăn cắp thương hiệu nhiều nhất trên toàn cầu. Louis Vuitton kiện Haute Diggity Dog thể hiện rõ vụ kiện điển hình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Louis Vuiton được biết đến rộng rãi với hình ảnh nhãn hiệu 2 chữ latin “LV”. Kiện nhà sản xuất đồ chơi bán các sản phẩm giá rẻ, cùng với các mặt hàng nhung vi phạm xâm phạm nhãn hiệu “LV” gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Louis Vuitton kiện Haute Về Vấn Đề Gì?
Trong các sản phẩm đồ chơi của Diggity Dog, bắt chước thiết kế túi thời trang của Louis Vuitton. Túi đồ chơi dành cho cún này có nhãn hiệu “Chewy Vuiton” và mô phỏng chữ “LV” thành “CV”. Ngay lập tức Louis Vuiton kiện Haute ra tòa lý do cạnh tranh không lành mạnh. Hình ảnh sản phẩm mập mờ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu LV.
Tòa án sơ thẩm cấp quận đã ra một phán quyết ngắn gọn (có sự tương đồng với thủ tục rút gọn trong án dân sự ở Việt Nam) và Louis Vuitton kháng cáo. Cho rằng Tòa án đã phân loại hồ sơ vu án một cách thiếu chuyên môn lẫn không căn cứ rõ ràng.
Tòa phúc thẩm nhận định Haute Diggity Dog sử dụng “Chewy Vuiton” là một sản phẩm chế rất thành công của Louis Vuiton. Nhưng Tòa phúc thẩm có cách tiếp cận vụ kiện theo phương pháp khác. Thừa nhận rằng yếu tố gây nhầm lẫn theo cách nghĩ truyền thống hoặc các tiền lệ trước đó thì cũng không thể làm cho khách hàng nhầm lẫn hai sản phẩm được. Dù nhìn nhận khác quan điểm với Tòa sơ thẩm nhưng vẫn ra phán quyết y án sơ thẩm. Tính riêng biệt nhãn hiệu Louis Vuitton không bị ảnh hưởng bởi “Chewy Vuiton” khách hàng bằng mắt thường có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai nhãn hiệu.
Tòa phúc thẩm phân tích cho rằng “Chewy Vuiton” là sản phẩm “chế” Parody sử dụng cho cún. Theo đạo luật phúc thẩm số 4 từ “chế” được định nghĩa là “một dạng truyền đạt thay đổi mang tính hài hước trên nguyên tắc nhằm nhạo báng bằng cách tạo ra hình ảnh với nhãn hiệu bị chế-as simple form of entertainment conveyed by juxtaposing an irreverent representation of a trademark with the idealized image created by the mark’s owner.”
Viện dẫn án lệ PETA kiện Doughney, 263 F. 3d 359, 366 (4th Cir. 2001). Một sản phẩm chế phải dựa trên yếu tố nhãn hiệu nguyên bản bị tác động và gây thiệt hại đến hình ảnh nguyên tác. Hơn nữa nội dung phải trái ngược với nội dung gốc nhưng cũng phải châm biếm sản phẩm.
Dù cho rằng thiết kế túi dành cho cún và dấu hiệu nhận dạng với dòng chữ “Chewy Vuiton” lấy ý tưởng từ túi và nhãn hiệu Louis Vuitton. Những chữ “Chewy” phát âm lẫn ý nghĩa có thể nhận dạng riêng biệt. Khách hàng có thể phân biệt rõ hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa chia ra phân khúc thị trường thì LV là sản phẩm cao cấp, còn Chewy là sản phẩm bình dân. Nếu chia đối tượng khách hàng thì sản phẩm hướng tới một bên là động vật, một bên là con người. Tòa án đã quyết rằng nhãn hiệu “Chewy Vuiton” không ăn cắp, không gây nhầm lẫn với “Louis Vuitton”.
Dù ra phán quyết ủng hộ bị đơn nhưng vẫn còn nhiều bất đồng quan điểm nhận định yếu tố gây nhầm lẫn. Tòa án chỉ ra vẫn có một ranh giới khó phân định vừa có thể vi phạm gây nhầm lẫn hoặc không. Dựa vào 7 yếu tố để xem xét: 1-Tính riêng biệt nhận dạng của nhãn hiệu của nguyên đơn, 2-Sự tương đồng của hai nhãn hiệu, 3-Sự tương đồng phân khúc hàng hóa, 4-Sự tương đồng phân khúc thị trường, 5-Đối tượng quảng bá sản phẩm được hướng đến, 6-Mục địch kinh doanh của bị đơn, 7-Sự nhầm lẫn của khách hàng.
1.Yếu tố tính riêng biệt nhãn hiệu, tòa án nhận định nhãn hiệu Louis Vuitton khác biệt nên khó gây nhầm lẫn cho khách hàng nếu nhìn tổng quát. Trong khi LV quá nổi tiếng thì nhãn hiệu Chewy lại không được biết đến rộng rãi và nhiều khách hàng không nhận ra.
2. Hai nhãn hiệu không tương đồng với nhau, vì âm chữ, và phát âm hoàn toàn khác.
3. Sự tương đồng phân khúc hàng hóa, một dành cho động vật một dành cho con người làm đẹp
4. Sự tương đồng phân khúc thị trường, LV hướng đến người dùng cao cấp còn Chewy là những đối tượng bình dân
5. Đối tượng quảng bá sản phẩm được hướng đến, một bên là người mua về dùng cho thú cưng một bên dân sành điệu.
6. Mục địch kinh doanh của bị đơn, bán sản phẩm với người nuôi cún
7. Sự nhầm lẫn của khách hàng, khách hàng dễ dàng phân biệt ra hai sản phẩm khác biết.
Trong vụ kiện này Tòa án đã áp dụng thuật ngữ pháp lý “fair use” để giải quyết vụ án tuyên ủng hộ bị đơn. Dù sản phẩm “chế” có thể xem là một phần áp dụng Fair Use, nhưng nó không mặc nhiên áp dụng nó cho nhãn hiệu. Tòa án thừa nhận phán quyết như vậy sẽ tạo tiền đề nhiều sản bắt chước ra đời, ảnh hưởng lớn đến Louis Vuitton. Nhưng cũng không để Lousi Vuitton lạm dụng để triệt hạ cạnh tranh không lành, khi áp dụng bừa bãi tính nhầm lẫn hay gần giống để kiện đối thủ vì không phải lúc nào sản phẩm khác cũng vi phạm.