Quyền tác giả là gì ?
Quyền tác giả: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019(2022).
Đối tượng quyền tác giả:
Theo khoản 1, điều 3 Luật Sở Hữu Trí Tuệ “Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.”
Các quyền tác giả
Quyền nhân thân (điều 19 Luật SHTT)
-Đặt tên cho tác phẩm;
-Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
-Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
-Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản (khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ)
-Làm tác phẩm phái sinh;
-Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
-Sao chép tác phẩm;
-Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
-Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
-Các tác giả, chủ sở hữu các quyền tài sản được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện. Các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc được bảo hộ:
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc âm nhạc được bảo hộ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, ngoại trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả/đồng tác giả cuối cùng mất. Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Tác phẩm Di Cảo:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ – CP, tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.
Thời điểm phát sinh quyền tác giả
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”.
Tức là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tác và dưới một số hình thức như: văn bản nhạc, bản ký âm, bản demo, bản thu âm…
Thù lao và nhận bút:
Điểm a khoản 4 Điều 43 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP: “Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước”.
Mức thù lao và nhuận bút theo quy định VCPMC- Trung tâm bảo vệ quyền tác giả và âm nhạc Việt Nam: Quyết định số 14/QĐ-TTBVQTCGANVN ngày 19/06/2018 và kèm theo Biểu Mức Tiền Nhuận Bút Sử Dụng Quyền Tác Giả.
Tổ chức tập thể quyền CMOs – Collective Management Organization
Việt Nam có các tổ chức quản lý tập thể quyền như:
– Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC
– Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam – RIAV
– Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam – VLCC – Hội Bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam APPA
Các lĩnh vực được cấp phép tương ứng với các quyền tác giả như sau:
-Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được cấp phép cho các lĩnh vực sau: biểu diễn trực tiếp, sự kiện, biểu diễn thông qua bản ghi âm, ghi hình nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, karaoke, … ;
-Quyền sao chép: lĩnh vực sách nhạc, CD, DVD, Audio, Video online, sao chép nhạc trong phim, … ;
-Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng: phát thanh truyền hình, ứng dụng, website, nhạc chuông, nhạc chờ, … ;
-Quyền làm tác phẩm phái sinh: chuyển ngữ, dịch lời tác phẩm, chuyển soạn, …;
-Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm : phát hành đĩa nhạc, sách nhạc, video/audio, …. -Việc khai thác, cấp phép quyền tác giả cho các đơn vị, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc có thể do chủ sở hữu quyền tác giả tự thực hiện hoặc thông qua các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả (điều 28 Luật SHTT)
1. Chiếm đoạt, xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
Các nghị định liên quan đến xử lý vi phạm quyền tác giả
Nghị định số 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP, Nghị định số 129/2021/NĐ-CP
Giới hạn quyền tác giả:
Trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 và điều 25a Luật SHTT) và điều 7 Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ.
Giới hạn quyền tác giả trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Theo điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ:
– Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút hoặc thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
– Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan
Theo điều 32 Luật sở hữu trí tuệ
1. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bao gồm:
a) Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự;
b) Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
c) Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng này đã được công bố để giảng dạy;
d) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự;
đ) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
2. Việc sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Các quyền tự bảo vệ
Để bảo vệ quyền tác giả, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tự bảo vệ quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cụ thể:
– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; – Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
La Mạnh Nhất
Sources: https://www.vcpmc.org/