Neighbor Rights là gì-“Quyền Hàng Xóm”
Quyền tác giả là một nhánh trong Luật sở hữu trí tuệ, trong quyền tác giả lại được phân nhánh ra rất nhiều quyền trong đó có Neighbor Rights hay Quyền hàng xóm. Tuy Quyền tác giả tác rời riêng biệt với Quyền hàng xóm nhưng quyền hàng xóm phát sinh dựa trên nền tảng quyền tác giả và có những quyền như quyền tác giả.
Quyền hàng xóm được chia làm 03 nhóm: 1-Biểu diễn, 2-Quyền bản ghi, 3-Quyền phát sóng. Là một phần khái niệm trong các quyền của Luật sở hữu trí tuệ nhưng có thể khác biệt với nhau tùy theo nhận định và quan điểm của từng quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có khái niệm “Quyền Hàng Xóm” nhưng có sự phân định trong Luật Sở hữu trí tuệ (quyền liên quan, quyền phái sinh) và các văn bản hướng dẫn khác nhau.
Thuật ngữ “Quyền Hàng Xóm” quy định trong World Intellectual Property Organization (WIPO) Glossary, quyền được bảo của người biểu diễn, nhà sản xuất(tổ chức) chương trình sự kiện liên quan đến truyền đạt tác phẩm âm nhạc ra công chúng. Quyền này không phải là quyền tác giả những dựa trên quyền tác giả để tồn tại và hình thành, nhưng lại có những quyền như Quyền tác giả đây là yếu tố đặc thù của quyền này.
Quyền biểu diễn nhằm mục đích điểu chỉnh bảo vệ người biểu diễn như nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên…tránh bị quay (ghi hình, ghi tiếng) bất hợp pháp không xin phép, phát trực tiếp các buổi biểu diễn. Ngoài ra còn đảm bảo cho người biểu diễn kiểm soát và thu được nhuận bút khai thác từ bản ghi (ghi âm, ghi hình) biểu diễn của họ. Muốn sử dụng âm thanh của buổi biểu diễn phải có sự đồng ý của các bên sở hữu (đồng sở hữu) bất kỳ nền tảng phát hành truyền đạt âm thanh biểu diễn nào cũng phải xin phép như website nhạc trực tuyến, mạng xã hội, ứng dụng.
Quyền bản ghi là bản ghi âm thanh (hình ảnh-video) của người biểu diễn (trực tiếp hay gián tiếp) và được sự đồng ý của người biểu diễn cho phép truyền đạt ra công chúng (có một phần chứa quyền biểu diễn như bản ghi hình buổi biểu diễn). Quyền bản ghi thường liên quan đến nhóm các nhà sản xuất âm nhạc(CD/game…), truyền hình, chương trình sự kiện.
Quyền phát sóng liên quan đến các tổ chức truyền hình mặt đất OTD, radio, các phương thức truyền đạt khác thông qua tín hiệu sóng truyền hình, các ứng dụng phát sóng. Một buổi biểu diễn trực tiếp được thu phát trực tiếp qua nền tảng trực tuyền như Internet vẫn được bảo hộ quyền phát sóng.
Quyền bảo vệ các nhà sản xuất, biểu diễn, tổ chức truyền hình được quy định lần đầu trong Công Ước Rome 1961-The Rome International Convention 1961. Được quản lý, điều hành trực tiếp bởi 03 tổ chức United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization (UNESCO), the International Labour Organization (ILO), and WIPO thời gian được bảo hộ lên đến 20 năm tình từ thời điểm kết thúc của năm biểu diễn(31-12). Ngoài ra Quyền Hàng Xóm quy định trong TRIPS (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) Agreement, 1994 và cụ thể trong BASIC NOTIONS OF COPYRIGHT AND NEIGHBORING RIGHTS 1998.
Tác giả: La Mạnh Nhất
Sources:
https://www.legalpedia.co.in/articlecontent/concept-of-neighbouring-rights-under-ipr.html https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com
https://www.kashishworld.com/blog/what-are-neighboring-rights/