Hoa Kỳ kiện Trung Quốc: Áp dụng các biện pháp trợ giá nông nghiệp

Thương Nghị

Ngày 13 tháng 09 năm 2016, Hoa Kỳ yêu cầu thương nghị với Trung Quốc liên quan đến biện pháp hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp nội địa với sản phẩm gạo, lúa mì, giống gạo India, giống gạo Japonica và bắp.

Hoa Kỳ phản đối dựa theo điều 3.2, 6.3 và 7.2(b) của Hiệp định Nông Nghiệp 1995 (Agreement on Agriculture-AoA)

Ngày 29/09/2016 Liên minh châu Âu yêu cầu tham gia thương nghị. Ngày 30/09/2016 Úc, Canada, Thái Lan yêu cầu tham gia đến ngày 05/10/2016 đến lượt Phillippines yêu cầu. Sau đó, Trung Quốc thông báo đến DSB chấp nhận yêu cầu tham gia thương nghị của Úc, Canada, Liên minh châu Âu và Thái Lan.

Phán Quyết Sơ Bộ và Phúc Thẩm

Ngày 05/12/2016 Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, trong phiên hợp ngay 16/12/2016 Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp DSB (Dispute Settlement Body) tạm hoãn thành lập Ban hội thẩm. Đến phiên hợp ngày 25/01/2017 chính thức đồng ý thành lập Ban hội thẩm các nước Úc, Brazil, Canada, Colombia, Ecuador, Ai Cập, El Salvador, EU, Guatemala, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Na Uy, Pakistan, Paraguay, Philippines, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam là bên thứ ba có liên quan trong vụ kiện. Theo thảo thuận của các bên Ban hội thẩm được thành lập ngày 24/06/2017.

Ngày 22/02/2018 chủ tịch Ban hội thẩm thông báo cho DSB mong muốn ra phán quyêt cuối cùng không thể sớm hơn quý ba năm 2018, sẽ đưa ra phán quyết vào thời gian thích hợp sau khi thỏa thuận với các bên liên quan. Phán quyết sơ bộ sẽ được công khai sau khi gửi cho các bên trong vụ việc bằng ba ngôn ngữ quốc tế chính thức do đó sẽ lệ thuộc vào thời gian phiên dịch bản án. Tiếp đến ngay 27/07/2018 chủ tịch ban hội thẩm hy vọng ra phán quyết trước tháng 12/2018 tùy thuộc vào tình hình vụ kiện và thời gian các bên liên quan mong muốn thương nghị nhưng mãi đến 28/02/2019 phán quyết sơ bộ mới được ban hành cho các thành viên vụ kiện

Điểm chính

Trung tâm vụ việc tranh chấp liên quan đến chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp thị trường nội địa của Trung Quốc (Market price support-MPS) với các loại sản phẩm gạo, lúa mì, giống gạo India, giống gạo Japonica và bắp vào các năm 2012, 2013, 2014, 2015. Vấn đề chính là cách tính phương thức giá hỗ trợ thị trường MPS. Theo Thỏa thuận Nông nghiệp, MPS được tính theo công thức dựa trên sự hình thành ba biến số: Giá quy định (applied administered price-AAP), Giá thay đổi theo thị trường (fixed external reference price-FERP), Tổng số lượng sản phẩm bị áp dụng giá quy định AAP (the quantity of production eligible to receive the AAP-QEP).

Đối với vụ kiện này, kết quả giá trị MPS là vượt quá 8.5% so với cam kết giới hạn tối thiểu “de minimis” của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Để có kết quả trên giá trị MPS được tính dựa trên tổng giá trị sản lượng hàng hóa (sản phẩm) và nếu tỉ lệ này vượt quá 8,5% thì có nghĩa Trung Quốc đã vi phạm điều 6.3 và 3.2 của AoA trợ giá vượt quá mứt cam kết khi gia nhập WTO.

Liên quan đến mức giới hạn trong vụ kiện này, Phán quyết sơ bộ nhấn mạnh vào vấn đề liên quan đến biện pháp trợ giá sản phẩm nông nghiệp là bắp, trong mùa vụ bắp năm 2015 Trung Quốc đã gỡ bỏ các yếu tố cần thiết để thiết lập giá quy định AAP (giảm các điều để tính giá quy định thuận tiện). Các biện pháp trợ giá bắp của Trung Quốc đã kết thúc trước thời điểm Hoa Kỳ khởi kiện, Phán quyết sơ bộ không xem xét liên quan đến biện pháp trợ giá cho sản phẩm bắp của Trung Quốc.

Phán quyết sơ bộ xem xét liên quan đến các yêu cầu bên phía Hoa Kỳ viện dẫn điều 6.3 và 3.2 của AoA sản phẩm gạo và lúa mì. Xác định các biến số liên quan trong vụ kiện được đề cấp để ra phán quyết.

  • Đầu tiên, Giá thay đổi theo thị trường (fixed external reference price-FERP) số liệu lấy từ các năm 1996-1998, dựa theo lộ trình IV cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc (Part IV of China’s Schedule) chứ không phải viện dẫn Mục lục 3 khoản 9 tính giá từ các năm 1986-1988. Việc lựa chọn giá FERP vào thời điểm 1996-1998 là phù hợp với các biện pháp trợ giá nông nghiệp Trung Quốc, được tính dựa trên thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO cách tính so sánh ngang hàng từng thời điểm (apples-to-apples comparison)
  • Thứ hai, Giá quy định (applied administered price-AAP) không phải vấn đề tranh chấp trong vụ kiện này, cả hai bên đều đồng ý giá này xây dựng phụ thuộc vào tình trạng lập pháp của từng quốc gia và từng thời kỳ giá sản phẩm theo từng năm.
  • Thứ ba, Tổng số lượng sản phẩm bị áp dụng giá quy định AAP (the quantity of production eligible to receive the AAP-QEP) Trung Quốc áp dụng không minh bạch hoặc ngầm giới hạn trong các biện pháp trợ giá, giá QEP phải áp dụng cho giá gạo và lúa mì là tổng sản lượng sản xuất của những tỉnh sản xuất liên quan ở Trung Quốc. Trừ các sản phẩm ngũ cốc không đạt chất lượng thì Trung Quốc đã không giới hạn các biện pháp trợ giá như đã cam kết.

Để đưa ra phán quyết cần phải có phép tính chính xác giá thị sản phẩm lúa mì, gạo Indica, gạo Japonica, Phán quyết sơ bộ thực hiện tính toán hằng năm từ 2012-2015 đều vượt quá mức 8.5% cho từng sản phẩm. Trung Quốc vi phạm cam kết khoản 1 phần IV cam kết gia nhập WTO (Section I of Part IV of China’s Schedule CLII) nên Trung Quốc đã vi phạm điều 3.2 và 6.3 AoA.

Trong phiên hợp ngày 26 tháng 4 năm 2019, Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp DSB(Dispute Settlement Body) thông qua phán quyết.

Thực Thi Phán Quyết

Ngày 16 tháng 5 năm 2019, Trung Quốc thông báo với DSB rằng ý định thực hiện các khuyến cáo và quy định của DSB theo phương phù hợp với nghĩa vụ WTO và cần thời gian phù hợp để thực hiện.

Ngày 10 tháng 6 năm 2019, Hoa Kỳ và Trung Quốc thông báo với DSB cả hai đồng ý cần thời gian thích hợp để Trung Quốc thực hiện phán quyết của DSB trong vòng 11 tháng 5 ngày. Thời hạn kết thúc khoản thời gian phù hợp là 31 tháng 03 năm 2020. Sau đó ngày 01 tháng 4 năm 2020, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc thông báo cho DSB gia hạn thời phù hợp lên đến ngày 30 tháng 06 năm 2020.

Nhưng đến ngày 18 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc thông báo đến DSB liên quan đến thực thi phán quyết theo quan điểm của Trung Quốc giải thích từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 02 năm 2020 đã ra hai thông báo  (Notice on Improving the Wheat Minimum Procurement Price Policy và Notice on Improving the Rice Minimum Procurement Price Policy). Trung Quốc xác nhận chính sách Giá thu mua tối thiểu (Minimum Procurement Price -MPP) phù hợp với phán quyết của DSB trong vụ kiện DS511 và các thỏa thuận WTO thông qua các chính sách trên đã thực hiện toàn bộ phán quyết trong vụ kiện.

Thực Thi Điều 22 của DSU(sửa đổi)

Ngày 16 tháng 7 năm 2020, Hoa Kỳ yêu cầu DSB trao quyền để thực hiện trừng phạt kinh tế hoặc nghĩa vụ khác theo điều 22.2 của DSU vì Trung Quốc không thực hiện đúng quy định trong phán quyết phù hợp với WTO. Ngày 27 tháng 7 năm 2020, Trung Quốc phản đối đề xuất yêu cầu của Hoa Kỳ thực hiện trừng phạt kinh tế và sẽ đưa vụ việc ra trọng tài.

Ngày 5 tháng 8 năm 2020, Trung Quốc yêu cầu tháng lập ban thực thi phán quyết, Trong cuộc hợp ngày 28 tháng 8 năm 2020 DSB hoãn thành lập ban thực thi. Trong cuộc hợp ngày 28 tháng 9 năm 2020, DSB thành lập ban thực thi nhưng Úc, Brazil, EU, Guatemala, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Pakistan, Nga, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh bảo lưu quyền bên thứ ba.

Thực tế thì, Vụ kiện cũng không thành lập và tiếp tục đưa ra Trong tài đồng thời ban thực thi cũng không được chỉ định.

Tác giả: La Mạnh Nhất

Sources:

https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/14-ag_01_e.htm https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds511_e.htm

https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c6s10p1_e.htm