Án lệ nổi tiếng tại Hòa Kỳ – Án lệ Miranda, thông qua vụ án có thể thấy rằng nghi can, nghi phạm hoàn toàn có quyền được biết quyền của mình.
“Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”
“You have the right to remain silent. Anything you say can be used against you in court. You have the right to talk to a lawyer for advice before we ask you any questions. You have the right to have a lawyer with you during questioning. If you cannot afford a lawyer, one will be appointed for you before any questioning if you wish. If you decide to answer questions now without a lawyer present, you have the right to stop answering at any time.”
Phán quyết năm 1966 của Tối cao Pháp Viện(Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ): Miranda v. Arizona.
Ernesto Miranda, 24 tuổi bỏ học, năm 1963 bị cáo buộc tội bắt cóc hiếp dâm, cướp tài sản cô gái 18 tuổi. Sau hai giờ thẩm tra, Miranda đã nhận tội.
Các Luật sư đã kháng cáo lên Tối cao pháp viện rằng Miranda đã không được phổ biến biết các quyền được thuê luật sư và không phải tự khai chống lại bản thân. Bản án đã thay đổi toàn bộ nền tư pháp Hoa Kỳ.
Sự Việc Phạm Tội
Tháng 3 năm 1963 một cô gái 18 tuổi bị bắt cóc trên đường về từ trạm xe buýt sau khi làm về muộn từ rạp chiếu phim ở Phoenix, Arizona. Kẻ bắt cóc đã tấn công sau đó trói cô trên xe ô tô cột tay và buộc lại nằm ở ghế sau. Kẻ tấn công chạy 20 phút ra ngoài thành phố sau đó hiếp dâm cô gái, buộc cô đưa tiền cho hắn. Sau đó hắn đã trở cô về thả cô gần nhà.
Điều Tra
Sau khi khai báo sự việc, cô gái và người họ hàng thấy có một chiếc xe chạy chậm gần trạm xe buýt lanh quanh khu vực này nên bị tình nghi và cảnh sát theo dõi chiếc xe đó là của cô gái 29 tuổi Twila Hoffma sống gần khu Mesa, Arizona. Cô này có người bạn trai tên Ernesto Miranda, khi cảnh sát đến nhà cô và gặp Miranda đồng ý đến đồn cảnh sát để cho nhận diện.
Nạn nhân không thể nhận diện được các đối tượng, nhưng cảnh sát tin rằng do Miranda làm. “Tôi đã làm thế nào” cảnh sát trưởng đã trả lời “Qúa tệ, Ernie”
Thẩm Vấn
Sau hai giờ thẩm tra không có mặt Luật Sư. Nạn nhân được đưa vào phòng thẩm tra để nhận diện, cảnh sát hỏi có phải đây là cô gái hắn đã hiếp dâm. Miranda nhìn cô gái và nói “cô ấy”. Miranda thừa nhận toàn bộ hoàn toàn khớp với lời khai nạn nhân. Sau đó ký nhận trong lời khai” bản khai nhận này tôi đã đọc và hiểu các quyền của mình, có thể sử dụng đê chống lại tôi”. Bản lời khai thú nhận là chứng cứ duy nhất để tòa án buộc tội, Tòa án đã tuyên án Miranda tội hiếp dâm và bắt cóc với mức án 20-30 năm tù. Luật Sư Alvin Moore đã kháng cáo phúc thẩm lên Tòa thượng thẩm Arizona sáu tháng sau đó với lập luận:
“Bản lời khai đó có tự nguyên hay không, bị cáo được hưởng các đặc quyền Hiến pháp, pháp luật hay chưa ?”
Tòa thượng thẩm Arizona năm 1965 đã phán quyết bản lời khai của Miranda hợp pháp và hiểu các quyền của mình khi khai báo. Bản nhận tội của Miranda vẫn được chấp nhận, không vi hiến.
Phán Quyết Tối Cao Pháp Viện
Chánh án Earl Warren lập luận trong nhóm đa số xem bản nhận tội của Miranda vi hiến do trước đo cảnh sát không phổ biến quyền hiến định cho Miranda trong đó có quyền im lặng và được có luật sư trong lúc lấy lời khai, đã vi phạm Tu hiến pháp số 5. Phán quyết 5-4 đã quyết định sửa đôỉ phán quyết Tòa khu vực Arizona rằng bản tự khai không được xem là chứng cứ tại tòa.
Thẩm phám Tom C.Clark không đồng tính với quan điểm của Chánh Án Earl Warren tạo ra các hạn chế giải thích Tu hiến pháp số 5, đồng thời cũng tạo rào cản làm yếu đi quyền thực thi pháp luật của Cảnh sát. Gánh nặng cho cơ quan thực thi pháp luật chứng minh tội phạm, nhưng ông cũng đồng tình rằng không thông báo quyền cho người bị tình nghi(nghi can) là sai quy định.
Thẩm phán John Harlan cho rằng Tu hiến pháp số 5 không được hiểu, diễn giải tạo ra áp lực lên ngành thực thi pháp luật. Các tiền lệ án trước đó cũng không xảy ra các tình tiết này. Thẩm phán White lập luận Tu hiến pháp số 5 chỉ được hiểu bảo vệ quyền của nghi can đối với các chứng cứ không rõ ràng thiếu minh bạch, không đồng thời hiểu phải thông báo các quyền cho nghi can, ảnh hưởng rất lớn đến quy trình điều tra và tố tụng.
Ngày 13 tháng 6 năm 1966 đã công bố bản phán quyết 60 trang buộc các thủ tục mà cảnh sát đảm bảo quyền cuả các nghi can.
Đa Số Phán Quyết
Thiểu Số Phán Quyết
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Bản án: https://caselaw.findlaw.com/us-supreme-court/384/436.html
Tham Khảo(sources): https://www.history.com/topics/united-states-constitution/miranda-rights
https://www.oyez.org/cases/1965/759