Ngày 01 tháng 06 năm 2015, Việt Nam yêu cầu thương nghị với Indonesia liên quan đến biện pháp tự vệ áp đặt lên thép cuộn hoặc sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam
Ngày 10 tháng 06 năm 2015 Đài Loan yêu cầu tham gia Thương nghị.
Phán Quyết Sơ Bộ và Phúc Thẩm
Ngày 17 tháng 09 năm 2015, Việt Nam yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Trong cuộc hợp ngày 28 tháng 09 năm 2015, DSB tạm hoãn thành lập Ban hội thẩm.
Phiên hợp mặt ngày 28 tháng 10 năm 2015, DSB thành lập một Ban hội thẩm theo điều 9.1 của DSU để giải quyết tranh chấp vụ này đồng thời cùng với vụ DS490 (Vụ kiện Đài Loan là nguyên đơn yêu cầu đồng thời song song với Việt Nam) Đài Loan trong vụ kiện này là bên liên quan thứ 3.
Ngày 01 tháng 12 năm 2015, Việt Nam và Đài Loan yêu cầu Tổng giám Đốc DSB và đến ngày 09 tháng 12 năm 2015 Thành Viên Ban Hội Thẩm được thành lập. Đến ngày 18 tháng 08 năm 2017 Ban Hội thẩm gửi phán quyết sơ bộ cho các bên trong vụ kiện.
Khiếu nại Biện Pháp Tự Vệ của Indonesia
Tranh chấp liên quan đến việc Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ lên sản phẩm hợp kim mạ nhôm kẽm: thép cuộn hoặc thép không hợp kim có chiều rộng từ 600mm trở lên, thép miếng, thép phủ được mạ nhôm hoặc thép phủ không có hợp kim chứa khối lượng thành phần carbon ít hơn 0.6% và độ dày không vượt quá 0.07mm theo quy định bộ mã HS code 7210.61.11.00.
Biện pháp tự vệ được áp dụng sau kết quả điều tra ban đầu được thực hiện bởi Cơ quan chức trách Indonesia (Komite Pengamanan Perdagangan Indonesia) theo luật biện pháp tự vệ thương mại Indonesia. Biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng trong thời hạn 3 năm theo quy định của bộ Tài chính Cộng hoà Indonesia No137.1/PMK.011/2014 hiệu lực thi hành ngày 22 tháng 07 năm 2014.
Indonesia trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đã không ràng buộc và ghi nhận sẽ áp dụng đánh thuế với các sản phẩm hợp kim mạ nhôm kẽm theo điều II của GATT 1994. Vào thời điểm yêu cầu thương nghị, tỉ lệ phần trăm áp thuế của Indonesia với sản phẩm hợp kim cho các quốc gia tối huệ quốc (MFN- most‑favoured‑nation) là 12.5% nhưng đến tháng 05 năm 2015 tỉ lệ MFN tăng lên 20%. Indonesia áp dụng 04 mức thuế riêng lẻ từ 0 đến 12.5% hợp kim dựa theo các Hiệp ước khu vực mà Indonesia là thành viên Hiệp định ASEAN-Trung Quốc (the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)-China Free Trade Agreement 12.5%), Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (the ASEAN-Korea Free Trade Agreement 10%), Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (the ASEAN Trade in Goods Agreement 0%), Hiệp định thương mại Indonesia-Nhật Bản (the Indonesia-Japan Economic Partnership Agreement 12.5%).
Thuế áp dụng biện pháp tự vệ lúc này tồn tại hai mức thuế khác nhau đối với hàng hoá nhập khẩu hợp kim. Đặc biệt khi Việt Nam cũng là thành viên trong cùng một Hiệp định thương mại ASEAN.
Việt Nam phản đối áp thuế đặc biệt này gần như là tiền đề áp dụng biện pháp bảo vệ được định nghĩa theo Hiệp định Tự Vệ điều 1. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm ra phán quyết rằng đây không phải là biện pháp Tự vệ.
Khái niệm về Biện pháp Tự Vệ
Biện pháp Tự Vệ là tạm đình chỉ, hạn chế nhập khẩu số lượng hàng hoá có nguy cơ ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất hàng hoá nội địa dẫn đến doanh nghiệp trong nước phá sản hoặc sụp đổ thị trường (market disruption) theo định nghĩa của GATT khi cảm thấy cần thiết ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại có thể xảy ra. Ban hội thẩm ra phán quyết sơ bộ, trong trường hợp của Việt Nam thì không thoả mãn các điều kiện trên.
Cam kết gia nhập WTO
Phán quyết sơ bộ viện dẫn Cam kết gia nhập WTO của Indonesia không có phần liên quan đến áp thuế nhập khẩu hợp kim. Theo quy định điều II của GATT 1994, Indonesia có quyền tự do áp mức thuế tỉ lệ thích hợp đới với hàng hoá nhập khẩu hợp kim bao gồm mức thuế đã áp dụng cho Việt Nam. Phán quyết cho rằng trách nhiệm của Indonesia theo điều II GATT không ngăn chặn hoặc hạn chế quyền áp thuế đặc biệt lên hợp kim nhập khẩu việc áp thuế cũng không phải là đình chỉ, hạn chế nhập khẩu, thay đổi nghĩa vụ của Indonesia.
Điều 24 GATT không cấm Indonesia áp thuế đặc biệt
Indonesia cho rằng thuế áp dụng theo Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc 10% và Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN 0% cũng không hạn chế quyền tăng thuế của Indonesia. Điều 24 GATT 1994: áp dụng ưu đãi thuế sẽ hạn chế khả năng phản ứng tự vệ khi số lượng hàng nhập khẩu tăng lên. Việc áp dụng thuế đặc biệt này bao gồm cả các quốc gia quốc gia trong khu vực RTA, nên được phép áp dụng quyền miễn trừ trách nhiệm theo điều 24 GATT 1994.
Phán quyết đã bác các lập luận của Indonesia, cho rằng điều 24 không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ thuế tích cực và tương đối nào với các quốc gia FTA hoặc hỗ trợ các nước một mức thuế đã cam kết cho các nước FTA
Điều 1 GATT 1994 không cấm Indonesia áp thuế nhập khẩu thép
Indonesia đã từ chối cấp yêu cầu ưu đãi thuế SD (Treament the special and differential) theo điều 9.1 Hiệp định Tự vệ cho gần 120 quốc gia. Các nước phản đối Indonesia đang đối xử không công bằng nghĩa vụ thuế, khi Indonesia cố tình né tránh nghĩa vụ thuế MFN theo điều 1 (1) GATT.
Bởi vì:
- (i) Indonesia áp dụng theo điều 9.1 Hiệp định tự vệ thì thực hiện các phương pháp ưu đãi thuế theo hướng phân biệt đối xử thì không đúng với quy định của điều 1(1) GATT 1994.
- (ii) Indonesia đã áp thuế đối với 6 nước trong 120 nước áp dụng chung một mức thuế, vi phạm phân biệt đối xử điều 1(1) GATT 1994, điều đó có nghĩa không thể áp dụng điều 9.1 Hiệp định tự vệ.
Phán quyết sơ bộ nhận định trách nhiệm theo điều 9.1 phải đáp ứng khả năng đối xử công bằng với các nước đang phát triển khi áp dụng biện pháp tự vệ. Áp thuế riêng lẻ cho một hoặc một nhóm thì không thể viện dẫn biện pháp tự vệ Indonesia vi phạm nguyên tắc này.
Trong một vài trường hợp, Phán quyết sơ bộ cũng giải thích rõ ràng thậm chí biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước đó, khi áp thuế phân biệt thì dù có thoả mãn điều 9.1 Hiệp định tự vệ thì vẫn sẽ vi phạm điều 1(1) GATT 1994 vì hai lý do. Một là, loại bỏ hoặc giới hạn các nước đang phát triển khác trong phạm vi áp dụng thuế tự vệ cũng không thể thay đổi được tình trạng hoặc không có ý định khắc phục tình trạng thiệt hại sản xuất trong nước do sự gia tăng nhập khẩu từ bên ngoài (mục đích biện pháp tự vệ). Hai là, theo Phụ Lục 1A giải thích: áp thuế phân biệt lên một nhóm quốc gia tại điều 9.1 đối với trường hợp không theo qui định của MFN thì không đồng thời xoá bỏ trách nhiệm tại điều 1(1) GATT 1994 vì nó bắt buộc phải áp dụng thuế chung cho toàn bộ các quốc gia thành viên đang phát triển không xung đột quy tắc MNF với GATT.
Phán quyết chỉ ra rằng các biện pháp tự vệ để ngăn chặn hoặc khắc phục tình trạng tổn thương của ngành sản xuất trong nước. Kết quả điều tra nội địa thường sẽ dẫn đến biện pháp tự vệ. Nếu không thì phải là biện pháp tự vệ thì nó sẽ được định nghĩa, giải thích theo hướng khác đi bởi cơ quan hành pháp hoặc lập pháp của nước sở tại một cách tương tự. Các biện pháp khác liên quan được quy định điều 14(1-a) của GATT 1994 như đình chỉ, bảo lưu quyền, điều chỉnh trách nhiệm trong GATT hoặc từ bỏ quyền thành viên để áp thuế ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại trong tình trạng không thể áp dụng biện pháp tự vệ.
Điều tra là một quá trình theo quy định của WTO cần điều kiện tiên quyết để áp thuế tự vệ. Nhưng các quốc gia thường không xác định được tại thời điểm điều tra ban đầu nội dung, phương pháp nào có thể áp dụng để đình chỉ, bảo lưu quyền, điều chỉnh lại trách nhiệm hoặc từ bỏ quyền để giải quyết thiệt hại do số lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh. Các quốc gia nhập khẩu thường sẽ áp đặt điều kiện áp thuế tự vệ riêng, các quốc gia trong cùng điều kiện có thể điều tra hoặc xem xét không áp dụng theo các biện pháp thuế, các biện pháp khác.
Indonesia giải thích việc áp dụng biện pháp tự vệ sau khi điều tra thông qua biện pháp lập pháp vì quốc gia này nhìn nhận vấn đề nghiêm túc mang tính quốc tế vẫn lệ thuộc vào các chính sách của chính phủ. Phán quyết chấp nhận giải thích này dù các nổ lực trước đó tìm kiếm một biện pháp áp thuế thì vẫn được xem là biện pháp tự vệ kể cả Indonesia thực hiện thông qua lập pháp theo hướng tương tự biện pháp tự vệ bằng quy định pháp luật.
Phán quyết
Indonesia áp thuế không thoả mãn điều 1 Hiệp định tự vệ, phán quyết nhấn mạnh trái với mong muốn từ phía Indonesia. Áp thuế không đồng bộ và toàn diện chung cho các thành viên WTO phải được đối xử công bằng khi áp dụng Hiệp định Tự vệ dù dùng các biện pháp khác tương tự. Phán quyết cũng đề nghị các nước khi đứng trước áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu nước ngoài ảnh hưởng thị trường nội địa thì phải áp dụng thuế ở một hạn ngạch thương mại nhất định và đình chỉ nghĩa vụ theo điều 11 GATT 1994. Khi thực hiện các cuộc điều tra thì cũng không có nghĩa được phép hành động tăng thuế không giới hạn để tránh tình trạng biện pháp áp dụng trở thành biện pháp tự vệ.
Indonesia không tranh cãi đánh giá của các nguyên đơn, một biện pháp đơn lẻ, vi phạm điều 1(1) GATT 1994. Các nước nhập khẩu hợp kim mạ nhôm trong danh sách Quy định số 137.1/PMK.011/2014 về việc ưu đãi thuế cho các sản phẩm không mặc nhiên vô điều kiện và không lập tức thi hành cho các thành viên WTO. Phán quyết kết luận áp thuế này dù đã có quy định trước đó nhưng vẫn vi phạm điều 1(1) GATT 1994
Tổng Thể Quyết Định và Khuyến Nghị
Phán quyết có hai phần:
- Áp thuế nhập khẩu dù có quy định số 137.1/PMK.011/2014 nhưng không thoả mãn điều 1 Hiệp định Tự vệ.
- Áp thuế cho tất cả các thành viên thì vi phạm quy tắc MFN điều 1(1) GATT.
Viện dẫn trong đoạn b và điều 3.8 của DSU, kết luận thuế áp dụng vô hiệu và không công bằng với Đài Loan, Việt Nam GATT 1994.
Phúc Thẩm
Các bên đều kháng án Indonesia, Đài Loan, Việt Nam cho rằng áp thuế không phải là Hiệp định tự vệ theo quy định của WTO. Ba nước đều cho rằng Phán quyết đã diễn giải sai và áp dụng điều 1 Hiệp định Tự vệ và GATT 1996 không đúng. Riêng Indonesia cho rằng phán quyết phóng đại các điều luật và không đánh giá đúng phương pháp.
Theo quy định điều 11 của DSU, Cơ quan Phúc Thẩm thừa nhận Phát quyết sơ thẩm chưa phù hợp cần phải đánh giá chi tiết hơn, phương pháp tự vệ áp dụng phải phù hợp quy tắc tự vệ của WTO. Phán quyết phúc thẩm không đồng quan điểm với các lập luận và giải thích tranh chấp của các bên làm sai lệch quy tắc mục đích của WTO. Biện pháp tự vệ được áp dụng công bằng:
- (i) biện pháp đình chỉ toàn bộ hoặc giảm một phần trách nhiệm ưu đãi thuế hoặc điều chỉnh miễn thuế
- (ii) khi áp dụng các biện pháp phải nhằm mục đích khắc phục tình trạng thiệt hại hoặc ngăn chặn để bảo vệ nền sản xuất nội địa nguyên nhân do số lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên.
Dựa vào tình hình thực tế, phán quyết phúc thẩm đồng tình với bản án sơ bộ tranh chấp này nội dung không điều chỉnh bởi quy tắc tự vệ WTO.
Tại phiên toà thứ hai giai đoạn phúc thẩm, Indonesia phản đối các lập luận cho rằng Phán quyết nhận định Indonesia không phân biệt được quy cách áp dụng luật về biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, cơ quan phúc thẩm cho rằng bản án sơ bộ đã bao gồm việc giải thích rõ áp thuế của Indonesia vi phạm điều 1(1) vì miễn áp thuế Thép tổng hợp ở thời điểm ban đầu cho giới hạn một số thành viên WTO trong khi lại không miễn nhập khẩu từ nguồn khác.
Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm từ chối một phần đơn khởi kiện của Việt Nam rằng Indonesia không thực hiện yêu cầu quy tắc 20, 21 của Quy Trình Phúc Thẩm vì phán quyết sơ bộ đã có kết luận.
Tác giả: La Mạnh Nhất
https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds496_e.htm