FED-Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ

Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các khủng hoảng tài chính, đặc biệt là đợt khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1907

-Thực hiện các chính sách tiền tệ
-Tăng giảm lãi suất cho vay
-Kiểm soát tỷ giá ngoại hối
-Giám sát hoạt động của các ngân hàng
-Cung cấp vốn dịch vụ tài chính cho các tổ chức khác

Nhiệm Kỳ-Cách Thức Hoạt Động

Hội đồng thống đốc hay Ban dự trữ Liên bang được Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm, và một Ủy ban thị trường mở Liên bang được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm một phần, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực tọa lạc ở các thành phố khác nhau ở Mỹ.

Các quyết định của FED không bị chính phủ tác động hay thông qua mà dựa trên kết quả biểu quyết của hội đồng thống đốc. Gồm 7 người nhiệm kỳ 14 năm và chỉ có nhiệm kỳ duy nhất. Trừ trường hợp thế vị thì có thể tiếp tục.

Fed được xem là một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì các quyết định chính sách tiền tệ không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ, nó không nhận được kinh phí từ Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ theo chính sách liên bang hằng năm. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội.

Tuy nhiên FED bị Quốc hội Hoa Kỳ giám sát rất chặt để tạo ra sự ổn định tiền tệ và giá cả. Chủ tịch của FED phải báo cáo lên quốc hội các chính sách tiền tệ 06 tháng một lần.

Nếu không có sự độc lập FED có thể sẽ bị tác động bởi các chính trị gia tạo ra tỷ lệ thất nghiệp thấp trong thời gian ngắn nhằm ủng hộ các ứng viên hay chống đối ứng viên chính trị. Điều đó sẽ dẫn đến lạm phát tăng và mất kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp thời gian dài (Obama và FED đã đi đêm nhiều chính sách).

Tránh bị áp lực của chính sách vi mô kinh tế của hành pháp, đặc biệt là tổng thống bị hạn về nhiệm kỳ có xu hướng ủng hộ các chính sách lạm phát nhằm tăng việc làm và tăng thu nhập trung bình. Các quyết định độc lập sẽ giúp giải quyết trong dài hạn

FED, cục dự trữ liên bang

Cơ Cấu Tổ Chức

-Hội đồng thống đốc

-Ủy ban thị trường

-Các Ngân hàng của Fed

-Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)

Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ

Tính Độc Lập của FED

Vấn đề được đem ra bàn luận là nó sẽ vi hiến nếu là cơ quan trực thuộc Quốc hội vì đây là đặc quyền hành pháp về quản lý tiền tệ. Theo Hiến pháp Quốc Hôị có quyền in tiền và áp giá trị tiền tệ, nhưng theo đạo Luật dự trữ liên bang 1913, Quốc Hội trao quyền cho FED là vi hiến. Hơn nữa FED không được tuyển trọn theo cách dân chủ, không kiểm toán công khai và dễ thao túng chính sách tiền tệ.

Tính độc lập cũng phải bàn luận khi cơ quan này không hợp tác với hành pháp sẽ dẫn đến hai bên không có tiếng nói chung. Ví dụ: Chính phủ cắt giảm thuế, ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

Quyền lực của FED quá lớn cũng như các báo cáo tài chính minh bạch, không minh bạch và bão lãnh những công ty một cách đáng nghi ngờ như vụ American International Group, Inc. (A.I.G.)

Sức Mua của nền kinh tế

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Sources: https://www.investopedia.com/

https://vi.wikipedia.org/wiki)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *