Tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Hà Lan về đảo Las Palmas(Miangas) nay thuộc Indonesia. Sau hiệp ước năm 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, Hoa Kỳ sẽ tiếp quản hòn đảo này nhưng sau đó Hà Lan tuyên bố chủ quyền thuộc về họ vì đã có từ 200 trước, Hoa Kỳ đã khởi kiện ra Tòa án Quốc tế để giải quyết quyền sở hữu hòn đảo.
Ngày 21 tháng 01 năm 1906, Trung Tướng Hoa Kỳ Leonard Wood và tỉnh trưởng tỉnh Moro của Philippine đã đi đến thỏa thuận Đảo Las Palmas (ngày nay là đảo Miangas thuộc Indonesia) nằm ở vị trí cách bờ biển phía Đông-Nam của đảo Minandao, và có diện tích 1.22 dặm (3.15 Km2) đảo Las Palmas là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Theo Hiệp định Paris 1898 Tây Ban Nha chuyển giao lãnh thổ thuộc địa này cho Hoa Kỳ nhưng trong một lần đến thị sát khu vực Tướng Leonard Wood thấy cờ Hà Lan được treo trên đảo, các tàu mang cờ Hà Lan đặc biệt là tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan đã tuyên bố chủ quyền trên đảo Las Palmas từ mấy thế kỉ trước. Hai tháng sau cuộc chiến ngoại giao bắt đầu nhưng không đi đến các thỏa thuận cuối cùng cả hai quốc gia đã đưa vụ việc lên Tòa Thường Trực Tòa Án Quốc Tế năm 1925, hai nước đồng ý đều chọn Luật sư người nổi tiếng có uy tính Max Huber làm trọng tài viên duy nhất cho vụ việc.
Với vai trò Trọng tài viên duy nhất vụ việc, đồng thời năm 1925 ông cũng đang là Chủ tịch của Tòa Thường Trực Tòa Án Quốc Tế. Kinh nghiệm và năng lực của ông thông qua các phán quyết chưa từng có sự phản đối và bàn cãi tính thiên vị của ông trừ vụ kiện Tàu Lotus, ông ấy cảm thấy hối tiếc Tòa án không áp dụng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Ông là người am hiểu văn hóa xã hội và địa chính trị nên cách tiếp cận, giải quyết vấn đề trên nền công pháp quốc tế.
Ngày 23 tháng 1 năm 1925, Hoa Kỳ và Hà Lan đã đi đến quyết định đưa tranh chấp chủ quyền đảo Las Palmas ra Trọng Tài Quốc Tế với một trọng tài viên Max Huber duy nhất nhiệm vụ phán quyết đảo này thuộc về lãnh thổ của nước nào. Trong phán quyết của trọng tài viên, xác định giới hạn nhất định về quyền chiếm hữu và phải hợp tác tôn trọng phán quyết trong hòa bình, hiện trạng của lãnh thổ tranh chấp. Thực thi phán quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Phán quyết dựa trên nguyên tắc (nemo dat quod non habet-không thể cho cái mà không có) Tây Ban Nha không có chủ quyền không thể nhượng lại cho Hoa Kỳ.
Trước đó, Hiệp định Hòa Bình Westphalian (Hiệp định Munster) năm 1648 là tiền thân tạo ra các quy định Luật pháp quốc tế về lãnh thổ(hệ thống Westphalian) hiện đại. Quy định tuyên bố sở hữu lãnh thổ nội địa, quốc tế, hải đảo…Max Huber xác định rằng Tây Ban Nha chưa hợp pháp khi chiếm giữ Las Palmas. Hoa Kỳ lập luận họ thừa kế quyền từ Tây Ban Nha khai phá lãnh thổ này. Còn Hà Lan xác nhận lãnh thổ từ đã có trước năm 1648
Xem xét các chứng cứ, bản đồ của hai bên cung cấp và các sự kiện xảy ra theo dòng lịch sử của đảo Las Palmas, ông yêu cầu các bên lưu ý cần đánh giá lại các giá trị bản đồ. Trọng tài ra kết luận thậm chí dù Tây Ban Nha đã chuyển giao quyền kiểm soát hoàn đảo cho Hoa Kỳ mặc dù sự công nhận và sở hữu của Hà Lan dù chưa chính thức thì cũng không thể xóa bỏ quyền sở hữu của Hà Làn của bên thứ ba bất chấp hiệp định được ký kết Hoa Kỳ-Tây Ban Nha. Hiệp định bên thứ ba không thể tự xóa bỏ quyền của Hà Lan. Vào thời điểm các bên xảy ra tranh chấp thì trước đó 1906 quốc tế đã công nhận lãnh thổ Vương Quốc Hà Lan điều đó quan trọng dẫn đến phán quyết công nhận đảo Las Palmas Hà Làn.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://pca-cpa.org/en/cases/94/
https://internationallaw1000.com/2016/07/15/classic-cases-island-palmas/