Marbury kiện Madison-Thẩm Quyền Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ

Án Lệ Marbury kiện Madison, là phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ(Tòa Án Tối Cao) ngày 24 tháng 2 năm 1803 tuyên bố Đạo luật của Quốc hội vi hiến. Từ đó hình thành nên học thuyết và quy định thẩm quyền xem xét lại điều luật(giám sát hiến pháp). Trong nội dung phán quyết do Chánh Án John Marshall lập luận đã tạo tiền đề cho một nhánh Tư pháp trong Hiến Pháp Hoa Kỳ có quyền Hiến định giải thích hiến pháp.

Sự Vụ Marbury kiện Madison

Một tuần trước khi Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson tuyên thệ nhận chức vào tháng 3 năm 1801. Quốc hội do Đảng Liên bang nắm giữ sắp mãn nhiệm đã thành lập 16 Tòa án phúc thẩm khu vực(Theo Đạo luật tư pháp 1801) và bổ nhiệm 42 Thẩm phán, mục đích của Tổng thống John Adam (sắp hết nhiệm kỳ do thất bại tranh cử lần 2) là muốn kiểm soát cơ quan Tư pháp nhằm kiềm chế chính quyền mới của Jefferson và Đảng Cộng Hòa(lúc này là Đảng Cộng hòa dân chủ) có xu hướng bài chủ nghĩa liên bang (một chủ nghĩa chính quyền liên bang tập trung và mạnh về hành pháp).

marbury kiện madison
Tổng thống thứ 2 John Adam

Một trong những người được bổ nhiệm làm Thẩm phán William Marbury, lãnh đạo Đảng Liên bang ở Maryland (cuộc bổ nhiệm lúc nửa đêm) không nhận được Giấy quyến định bổ nhiệm trước khi Jefferson làm tổng thống. Khi lên làm Tổng thống Jefferson đã yêu cầu Madison không trao Quyết định bổ nhiệm, Marbury đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện yêu cầu Madison ký trao quyết định bổ nhiệm.

Marbury đã yêu cầu Madison ký và trao quyết định bổ nhiệm cho ông đúng hình thức quy định. Mặc dù vấp phải sự chống đối của Jefferson nhưng Tòa án vẫn quyết định xem xét vụ việc.

marbury kiện  madison
Tổng thống thứ 3 Thomas Jefferson

Nhiều mối lo ngại lúc đó, bởi vì Chánh án John Marshall đã từng làm Ngoại trưởng dưới thời tổng thống John Adam(1800-1801) nghi ngờ tính minh bạch của ông nhưng tất cả đã thay đổi khi ông đưa ra quyết định.

Trong lúc vụ kiện đang diễn ra, Tổng thống Jefferson muốn cắt giảm số lượng Thẩm phán xuống và phải được xác nhận bổ nhiệm. ( Vì đạo Luật tư Pháp 1801 đã bị bãi bỏ) Nhóm Thẩm phán của Marbury sẽ bị giảm xuống hơn một nửa, kể cả người của 2 Đảng Liên bang và Cộng Hòa. Chánh Án John Marshall dưới áp lực chính trị nhưng xem đây là một vụ án quan trọng để giải thích các quy tắc cơ bản của Hiến pháp, giám sát pháp luật, đặc biệt chính là giải thích vai trò của Hiến pháp.

Phán Quyết

Chánh Án đã nhận ra đây là một vụ án khó xử. Nếu Tòa án ủng hộ đơn kiện của Marbury, thì Jefferson có thể từ chối không thi hành, Tòa án không thể ép buộc thi hành quyết định. Nhưng nếu bác đơn kiện của Marbury sẽ dẫn đến việc nhánh Tư pháp bị nhánh Hành pháp triệt thoái do không có sự cân bằng quyền lực điều mà John Marshall không hề muốn.

Ông đã ra một quyết định khéo léo, phù hợp linh hoạt Hiến pháp. Ông muốn sức mạnh của Tư Pháp Hoa Kỳ nhánh xét xử hiến định tuyệt đối, Tòa án nơi đưa ra phán quyết cuối cùng. Tránh việc chính quyền Jefferson không chấp hành luật và phải bị trừng phạt chịu trách nhiệm. Cũng tránh việc Tòa án lạm quyền có xu hướng cản trở nội bộ hành chính.

marbury kiện madison
Chánh Án John Marshall

Ông đưa ra 3 lập luận trong vụ việc như sau:
1. Marbury có quyền khởi kiện yêu cầu hay không
2. Nếu có, điều luật nào ủng hộ ra phán quyết
3. Tòa án sẽ ra phán quyết vấn quyền lợi Marbury như thế nào

Vấn đề đầu tiên, Giấy bổ nhiệm có hiệu lực khi có chữ ký của Tổng thống và chuyển giao cho Ngoại trưởng đóng dấu, trao quyết định thư. Quyết định của tổng thống dựa trên tính chính trị, Ngoại trưởng chỉ thi hành nhiệm vụ yêu cầu của tổng thống. Xét về yếu tố chính trị đặc thù của nhánh Hành pháp thì Tòa án không thể can thiệp vào dù nó hình thành thế nào? Nhưng thực thi dựa trên pháp luật, Tư pháp chỉ xem xét luật, giải thích luật. Ông quyết định Marbury có quyền khởi kiện.

Các câu hỏi tiếp theo, Marbury viện dẫn Đạo luật Tư pháp 1789 yêu cầu Tòa án cấp quyết định bổ nhiệm, ông lập luận khi xem xét lại điều luật của Bộ Luật Tư Pháp 1789 cho phép Tòa có quyền trao quyết định Bổ nhiệm cho Thẩm phán là vi hiến khoản 13 của bộ Luật đã trái với Điều 3, khoản 2 Hiến pháp Hoa Kỳ 1789. Phán quyết từ chối trao quyết định bổ nhiệm của Madison là sai, nhưng cũng không yêu cầu Madison trao quyết định bổ nhiệm. Tuyên bố Quốc Hội không có quyền làm luật trái với Hiến pháp.

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Sources: https://www.britannica.com/event/Marbury-v-Madison