Vụ kiện tranh chấp thềm lục địa vùng biển Bắc giữa Đức, Đan Mạch với Hà Lan. Một trong những vụ kiện kinh điển tranh chấp lãnh hải quốc tế. Tranh chấp xảy ra vào cuối thập niên 1960, vụ việc chính là trung tâm hình thành kết tinh và pháp điển hóa Luật Biển sau này. Liên quan đến khai thác thềm lục địa và đáy đại dương đã thay đổi toàn bộ bộ khung pháp lý luật biển hiện đại. Đức, Đan Mạch, Hà Lan ba quốc gia hàng xóm tuyên bố vùng lãnh hải chồng chéo lên nhau tại thềm lục địa vùng biển Bắc nằm ba chung nước. Thời điểm này bộ khung luật biển vẫn chưa rõ ràng và các quy tắc áp dụng giải quyết tranh chấp.
Từ vụ kiện này, trở thành án lệ và khung pháp lý giải quyết các tranh chấp quốc tế về sau trong đó quan trọng nhất chính là quy tắc bình đẳng trong phân định lãnh hải. Một khái niệm pháp lý trong phân định ranh giới hàng hải cho rằng ranh giới trên biển của một quốc gia phải phù hợp với một đường trung tuyến tương đương với bờ của các quốc gia láng giềng
Phân Định Lãnh Hải
Các vấn đề mới phát sinh trên nền tảng cũ đó là tuyên bố nhận diện đường bờ biển của các quốc gia, xem ai là người có thẩm quyền khai thác sử dụng vùng lãnh hải. Thẩm quyền xác lập phân định biên giới lãnh hải lúc này còn chưa có rõ. Năm 1967, khi tranh chấp phát sinh giữa ba nước trước khi đưa ra Tòa án công lý quốc tế ICJ, thì có rất nhiều nguồn pháp luật lẫn các hiệp định có từ năm 1950 không còn phù hợp với các quy định xu hướng giải quyết
Tranh Chấp
Hầu hết ở thềm lục địa biển Bắc, một khu vực địa lý rất giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt dầu mỏ và khí gas tự nhiên. Do đó đây là khu vực nhiều quốc gia trong khu vực thèm khát tuyên bố lãnh hải. Năm 1958, các nước tham gia Hội nghị thềm lục địa (CCS-Convention on the Continental Shelf) bao gồm Hà Lan và Đan Mạch ra tuyên bố chung, nhưng không có Đức. Tuyên bố mong muốn các nước phân định lãnh hải, phân chia vùng biên giới biển liền kề của ba quốc gia. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm duy nhất cơ bản lại chính sự phân định này. Quy tắc nào được áp dụng, cuối cùng các bên quyết định đưa ra ICJ để giải quyết. Nhưng không yêu cầu Tòa án quốc tế vẽ phân định biên giới chỉ yêu cầu Tòa án ra quy tắc áp dụng phân định lãnh hãi.
Quy tắc áp dụng phân định
ICJ đã phân chia hai vụ việc tranh chấp thành một, Đan Mạch và Hà Lan-Cộng Hòa Liên Bang Đức, dù vụ việc cơ bản chia ra hai phần riêng biệt. Theo như Hội nghị thềm lục địa CCS, Hà Lan và Đan Mạch đồng ý cùng nhau áp dụng nguyên tắc bình đẳng trong phân định lãnh hải. Nhưng Đức lại muốn áp dụng “Just and Equitable share” phân định dựa vào diện tích thực tế và sự ảnh hưởng. Vấn đề là Đức không phải là thành viên của CCS (dù được ký kết, quốc hội lại chưa thông qua) dẫn đến Đức ít có tiếng nói trong vụ này.
Bác bỏ quy tắc
“Just and Equitable share” phân định dựa vào diện tích thực tế và sự ảnh hưởng chỉ được nhắc đến trong ICJ nhưng lại không quy định đối với thềm lục địa. Điều 6, khoản 2 của CCS lại quy định quy tắc bình đẳng (trừ một số trường hợp ngoại lệ) tuy nhiên Cộng hòa liên bang Đức lại không phải là thành viên của CCS nên không thể áp dụng. Tòa án công lý quốc tế đã bác yêu cầu của Đức vì không phải thành viên CCS, xem đó như một quy tắc bình đẳng để áp dụng.
Hệ quả pháp lý của địa chất học tự nhiên thềm lục địa không thật sự thuyết phục và không chấp nhận phương pháp phân chia bình đẳng là quy tắc nghĩa vụ áp dụng của luật quốc tế của CCS.
Quy tắc CCS trở thành quy tắc quốc tế ??
Vấn đề xem xét của ICJ đó là quy định của CCS có thể trở thành bộ khung pháp lý có hệ thống luật quốc tế hay không, áp dụng giải thích, giải quyết xung đột và phân định lãnh hải. Sau vụ việc đã hình thành học thuyết nghĩa vụ quốc tế trong luật pháp quốc tế cần phải đáp ứng đủ hai yêu cầu, một là nhân danh nhà nước thiện chí giải quyết tranh chấp, hai là nhà nước này sẽ chấp nhận thực hiện và dựa trên hệ thống pháp luật đã quy định (sau này chính là quy tắc sự thiện chí giải quyết xung đột quốc tế). Từ đó quy tắc bình đẳng phân chia, phân định trở thành chuẩn mực giải quyết xung đột là nguồn pháp luật.
Tòa công lý quốc tế đặt ra yêu cầu các quy định áp dụng phải tạo ra tập quán cơ bản. Đối với khung pháp lý thời hạn giải quyết cũng cần phải phù hợp quy chuẩn quốc tế không quá lâu và cũng phải có thể mở rộng đồng nhất. Đến năm 1985 vụ kiện của Nicaragua các quy tắc mới được áp dụng chuẩn mực.
Mặc dù vậy, ICJ lại không đưa ra các hướng dẫn trường hợp nào được áp dụng.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://internationallaw1000.com/2020/04/24/classic-cases-north-sea-continental-shelf-equidistance/
–https://www.icj-cij.org/en/case/52