Tư Pháp Quốc Tế-International Private Law

Tư pháp quốc tế hay còn được gọi là xung đột pháp luật (conflict law), tồn tại một cách hiển nhiên và vĩnh hằng khi nào còn tồn tại của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nội hàm của tư pháp quốc tế lệ thuộc vào quy định riêng của mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý Tòa án, quy trình tố tụng nên tư pháp quốc tế chính là giải pháp để giải quyết các xung đột giữa luật pháp của các quốc gia.


Khái Niệm Tư Pháp Quốc Tế


Mỗi quốc gia có một hệ thống giá trị pháp luật riêng tưởng phản với hình thái nhân sinh quan của xã hội quốc gia đó. Điều đó dẫn đến pháp luật và cấu trúc nhánh tư pháp sẽ biệt với những quốc gia khác hệ quả là một sự đa dạng và phức tạp về các quy định liên quan từ kết hôn, thừa kế, pháp luật dân sự về hợp đồng và bồi thường thiệt hại, thương mại…nhưng được áp dụng, thẩm quyền giải quyết vụ việc ở một phạm vi nhất định thường sẽ là lãnh thổ quốc gia.


Tòa án mỗi quốc gia có thể có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc nhất định đặc biệt trong trường hợp xung đột pháp luật, phương thức áp dụng, thủ tục tố tụng để giải quyết vụ việc. Thuật ngữ “xung đột pháp luật’’ để diễn giải và hướng giải quyết khi phát sinh khác biệt giữa các hệ thông pháp luật với nhau. Thuật ngữ này phổ biến ở các nước theo trường phái thông luật như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada trong khi hầu hết các quốc gia dùng thuật ngữ ‘Tư Pháp Quốc Tế’.


Vì ở nhóm dân luật hệ thống pháp luật có sự phân biệt luật công và luật tư, để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp pháp luật giữa các cá nhân với cá nhân, doanh nghiệp, lao động.v.v….nhưng không liên quan đến cơ quan nhà nước ví dụ như chấm dứt hợp đồng, hợp đồng lao động các bên liên quan là cá nhân và doanh nghiệp.


Tư pháp quốc tế nhấn mạnh vấn đề chính là sự khác biệt hệ thống pháp luật giữa các quốc gia, đôi khi nó bị hiểu lầm là cầu nối sự khác biệt này. Nhiều quốc gia không dùng thuật ngữ tư pháp quốc tế vì lý do đặc quyền thụ lý vụ việc nên không xem vấn đề này là ‘’quốc tế’’ trừ trường hợp tham gia các điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế quy định rõ cách giải quyết.


Tư pháp quốc tế hướng đến giải quyết 3 vấn đề phát sinh: Một là vấn đề pháp lý phát sinh giải quyết không nằm trong một quốc gia, cần phải điều chỉnh và chỉ định tóa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Thứ hai, khi Tòa án đã thụ lý vụ việc thì luật nước nào sẽ được áp dụng, hướng giải quyết quy định luật nào sẽ áp dụng. Thứ ba, trong trường hợp phán quyết chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì cơ chế thực thi cho cộng nhận bản án. Thậm chí, bản án đã phán quyết bị đơn thua kiện nhưng thực thi, công nhận bản án còn phụ thuộc pháp luật nơi có tài sản (thường là bất động sản).

Xung Đột Hệ Thống Pháp Luật


Thông thường và chủ yếu là sự mâu thuẫn giữa hệ thống pháp luật các nước theo thông luật và dân luật. Trong luật hợp đồng, ví dụ trong dân luật không có quy định đối tác trực tiếp nhưng thông luật cho phép và sẽ có các quyền đàm phán, đấu thầu đặc biệt. Hệ thống luật khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu về hình thức hợp đồng khác nhau.
Có sự phân nhóm dù là trong cùng hệ thống như Anh-Mỹ dù là thông luật nhưng hai quốc gia có cách tiếp cận và giải quyết rất khác nhau, tương tự trường hợp dân luật càng khác biệt xa hơn với nhau trong cùng hệ thống luật như luật pháp của các nước Bắc Âu với Đức, Pháp-Ý. Ví dụ như Luật Thương Mại của Đức cách xác định hàng hóa còn phụ thuộc vào hành vi và mục địch sử dụng, ở Pháp hợp đồng mua bán hàng hóa xác định khi có sự chuyển dịch hàng hóa từ bên mua bán. Một ví dụ khác: khi bị mất tài sản cần phải chứng minh nguồn gốc tài sản bằng chứng từ, hóa đơn để lấy lại tài sản như ở Ý-nhưng ở Đức lại không yêu cầu điều đó.
Pháp luật và các tập quán pháp trong cùng một quốc gia có thể xảy ra tình trạng xung đột nhưng thường phổ biến ở các nhà nước Liên bang như Đức, Hoa Kỳ dù ở nhà nước đơn nhất như Pháp vẫn có tình trạng này. Trường hợp đặc biệt ở các nhà nước liên bang như Đưc, Hoa Kỳ cho phép tồn tại song song hai hệ thống luật liên bang (chính phủ) và luật tiểu bang dẫn đến xung đột, các luật do chính phủ ban hành có xu hướng định hướng hoặc tạo ra một khung pháp lý mức trần hoặc mức sàn cho hệ thống luật tiểu bang.
Ví dụ điển hình khác là Đông Đức và Tây Đức, sau khi tái thống nhất chính phủ Đức cho phép thực thi các luật dân sự về hôn nhân và tài sản của Đông Đức tồn tại để giải quyết xung đột pháp luật hôn nhân, thừa kế…..Với những nhà nước đơn nhất như Vương quốc Anh vẫn tồn tại xung đột giữa các khu vực có hệ thống luật pháp riêng như nước Anh, Scotland, Đảo Man và Bắc Ireland. Vùng Alsace-Lorraine của nước Pháp nhưng hiện tại vẫn còn áp dụng luật nước Đức để giải quyết xung đột, vùng này trước năm 1914 trực thuộc nước Đức sau này trở về lại thuộc Pháp tuy vậy vẫn áp dụng luật dân sự Đức cho đến ngày nay.
Sự đa dạng pháp luật lệ thuộc vào tính chất tôn giáo, cộng đồng dân cư ví dụ như luật Hồi giáo, luật hôn nhân gia đình của Ấn Độ chia ra các nhóm tôn giáo Hồi, Ấn, Hỏa giáo, Phật, Thiên chúa giáo để giải quyết theo cách khác nhau. Khu vực những người Da đỏ ở Mỹ áp dụng luật thổ dân ưu tiên hơn luật chính phủ.

Xung Đột Pháp Luật là bản chất tự nhiên không thể tránh khỏi- The nature of conflicts law


Xung đột pháp luật tồn tại trong hệ thống pháp luật giữa các nước là bản chất tự nhiên và không thể xóa bỏ. Dù không được pháp điển hóa quy định quy mô ở cấp toàn cầu nhưng sẽ thông qua các điều ước quốc tế mà các bên tham gia hoặc mong muốn áp dụng. Các điều ước quốc tế sẽ tạo ra một khung pháp lý chung định hướng giải quyết xung đột ví dụ như Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) đã xóa bỏ các quy định luật quốc gia lỗi thời và cứng nhắc thiếu linh hoạt dẫn đến xung đột giữa rất nhiều luật pháp quốc gia khi mua bán hàng hóa quốc tế.
Một trường hợp ngoại lệ, Công ước về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng 1980 hay Công ước Rome (Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations-1980) áp dụng cho các thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án Châu Âu nhưng dựa theo luật quốc gia thành viên thi hành và xét xử. Năm 2008 EU thông qua Quy chế Rome I, chuyển tiếp Công ước Rome thành luật khung và ban hành Quy chế Rome II (Rome II Regulation) xác định và áp dụng những trường hợp không phải là “trách nhiệm hợp đồng’’ giải quyết trường hợp vi phạm thiệt hại ngoài hợp đồng.
Lịch sử hình thành tư pháp quốc tế bắt đầu từ giữa thế kỉ 19, khi Bộ trưởng bộ Tư pháp Italia Pasquale Stanislao Mancini muốn tìm ra cách giải quyết xung đột pháp luật để thống nhất và hòa hợp. Một thẩm phán người Hàn Lan Tobias Michael Carel Asser đã thành công thông qua Hội nghị Hague về Tư pháp quốc tế 1893. Năm 1904 Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ngoài châu Âu gia nhập hội nghị này. Năm 1926 Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (UNITDROIT- The International Institute for the Unification of Private Law) được thành lập để ban hành thống nhất khung pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật, UNITDROIT ban hành dự thảo Hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit Principles of International Commercial Contracts -2004 tiền đề xây dựng của các hiệp ước quốc tế khu vực như Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ-MECOSUR, Cộng đồng Andean là một khu vực thương mại tự do với mục tiêu tạo ra một liên minh thuế quan bao gồm các quốc gia Nam Mỹ……


Thông Lệ Cơ Bản-Common principles


Hiện tại dù có những tổ chức, điều ước quy định về tư pháp quốc tế nhưng bên cạnh đó vẫn có nhưng nguyên tắc, thông lệ cơ bản đang được áp dụng. Quy tắc đối xử-quy tắc vàng (the biblical Golden Rule) tiền đề các quy tắc ‘Tối Huệ Quốc’ hiện đại. Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia lệ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị, lịch sử…tuy khác biệt nhưng đa số kế thừa và áp dụng chung ở một vài nguyên tắc cơ bản như trong nhóm Dân luật gần như áp dụng các luật thừa kế, hôn nhân gia đình, tài sản, cư trú.
Đối với vấn đề hợp đồng thương mại được xem có sự kết nối gần gữi với tính truyền thống mua bán hàng hóa đã hình thành ở quốc gia lẫn quốc tế.Yếu tố tác động là chính thói quen mua bán đã làm ảnh hưởng đến tư duy lập pháp của mỗi quốc gia. Kể cả ngôn ngữ sử dụng gồn thuật ngữ mua bán, có thể được áp dụng vào luật pháp, hình thức mua bán, tiền tệ phương thức thanh toán. Yếu tố quan trọng nhất là kỹ thuật lập pháp của chính quyền nhà làm luật ảnh hướng đến toàn bộ hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Tư pháp quốc tế hiện đại rất linh hoạt trong áp dụng như điều 4 Công ước Rome quy định các quy tắc tổng thể sẽ được ưu tiên áp dụng vào hợp đồng có tính chất gần gũi nhất như dân luật với dân luật, thông luật với thông luật. Tuy nhiên vẫn còn lệ thuộc vào Tóa án áp dụng ra phán quyết áp dụng luật cho phù hợp tùy tình hình thực tế. Sau này, quy chế Rome I ban hành áp dụng trực tiếp và quy định các loại hợp đồng nào có mối quan hệ liên kết gần với nhau.
Thẩm Quyền Giải Quyết-Jurisdiction

Một trong những vấn đề chính trong tư pháp quốc tế là thẩm quyền thụ lý, thẩm quyền giải quyết vụ việc thuốc về tòa án nước nào và luật áp dụng. Mặc dù lệ thuộc nhiều vào nguyên đơn (hoặc các bên thỏa thuận) chọn nơi giải quyết tranh chấp nhưng khả năng có thể Tòa án nơi đó không có thẩm quyền hoặc có thẩm quyền giải quyết nhưng không thể thi hành xar nhiều ở quốc gia theo trường phái thông luật (common law).

Sự Lựa Chọn Nơi Giải Quyết Xung Đột-Rationale behind choice of jurisdiction


Đầu tiên lệ thuộc vào nguyên đơn chọn nơi khởi kiện (thỏa thuận) để có được ưu thế giải quyết như gần nơi mình sinh sống, nhân chứng cùng ngôn ngữ, bằng chứng dễ tiếp cận thực tiễn. Bất động sản cũng là một yếu tố quan trọng phổ biến để lựa chọn nơi giải quyết vì yếu tố thi hành bản án. Đôi khi Tòa án giải quyết vụ việc không lệ thuộc vào nguyên đơn còn phụ thuộc vào yếu tố khác luật quy định như Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định thẩm quyền trực tiếp xử lý vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Sự lệ thuộc quy định của mỗi quốc gia thẩm quyền giải quyết vụ việc nhất định sẽ dẫn đến xung đột pháp luật hệ quả là thi hành và cho công nhận phán quyết sẽ không được chấp nhận. Ở các quốc gia theo thông luật, điều luật hay án lệ có thể giới hạn thực thi bản án theo nhiều hướng như ngăn chặn toàn án cấp dưới xét xử (tranh chấp người nước ngoài tại Hoa Kỳ yêu cầu thụ lý vụ việc ngoài Hoa Kỳ). Trong trường hợp Tòa án chọn áp dụng thủ tục tố tụng hoặc nội dung pháp luật không tồn tại ở quốc gia của nguyên đơn thì có thể hoãn xét xử và thi hành vụ án (forum non conveniens). Tòa án Hoa Kỳ có thể từ chối áp dụng Forum non convenens khi thực thi phán quyết phi lý và trái lẽ thường bất lợi cho bị đơn, hoặc thủ tục tố tụng không công bằng cho bị đơn. Hoặc Tòa án sẽ không thụ lý vụ án liên quan đến bất động sản ngoài Hoa Kỳ bất lợi khi thi hành bản án vì luật quốc gia sẽ độc quyền giải quyết tranh chấp vụ việc.
Các quốc gia theo Dân luật thường không áp dụng forum non conveniens điển hình như châu Âu Tòa án sẽ giải quyết vụ việc theo luật châu Âu (Quy chế Brussels I) trừ trường hợp trách nhiệm nuôi dưỡng, chu cấp cho con cái trong vụ án hôn nhân. Thông thường thẩm quyền Tòa án được quy định trong luật dân sự, với những quốc gia theo thể chế liên bang sẽ có các quy định riêng từng trường hợp cụ thể xác định Tòa án giải quyết vụ việc như Đức, Áo luật chính phủ quy định còn ở Hoa Kỳ là Hiến pháp như điều Tu hiến pháp số 14. Nhiều quốc gia cho phép các bên tự do thỏa thuận chọn Tòa án giải quyết như hợp đồng thương mại có quyền lựa chọn tòa án lẫn trọng tài thương mại.


Sự khác biệt giữa Thông Luật và Dân Luật


Thông luật và Dân luật có cách tiếp cận chọn Tòa án giải quyết rất khác nhau, khi các bên không thỏa thuận hoặc biện pháp thay thế. Nhóm Dân luật quy định các bên có thể nộp đơn luật quy định phụ thuộc vào nơi sinh sống, cư trú hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân. Thẩm quyền tổng thể luôn lệ thuộc vào các yếu tố có sự liên kết đặc biệt ví dụ như nơi vi phạm hợp đồng tại nước sở tại, nơi có tài sản là bất động sản. Quan trọng hơn vấn đề ra phán quyết là thực thi bản án, nhóm dân luật hạn chế nhiều quyền thực thi để bảo vệ các bên yếu thế như người lao động và khách hàng.
Ở các quốc gia theo Thông luật như Hoa Kỳ, cũng có đánh giá xem xét thẩm quyền giải quyết nhưng thêm vào đó sẽ áp dụng linh hoạt hơn dựa vào điêu kiện thực tế hơn để xem xét các vấn đề phát sinh liên quan đến bị đơn như Tòa án nơi bị đơn bị khởi kiện, nơi ở tạm thời hoặc đang chuyển giao thẩm quyền. Thêm trường hợp đối với pháp nhân Tòa án Hoa Kỳ có thể xem xét thẩm đối với Tòa án nơi mà pháp nhân sắp đặt trụ sở, nơi pháp nhân có “hệ thống kinh doanh và tiếp tục vận hành” dù chưa xảy ra tranh chấp tại nơi đây.
Đa số các quốc gia đều có quy định thẩm quyền tạo điều kiện và lợi ích cho nguyên đơn là công dân, pháp nhân nước mình. Ví dụ theo luật nước Pháp thẩm quyền Tòa án Pháp thụ lý giải quyết nếu nguyên đơn quốc tịch Pháp, luật nước Đức cho phép nguyên đơn khởi kiện vắng mặt miễn sau tài sản bị đơn đang ở nước Đức. Cả dân luật và thông luật đều tôn trọng các đặc quyền các bên quy định nên có xu hướng linh hoạt giải quyết xung đột. Tòa án luôn áp dụng luật nước mình vào xét xử (lex fori) đây là xu hướng hiện đại.


Lịch sử Phát Triển


Thuyết tư pháp quốc tế cổ điển bắt nguồn từ một thẩm phán và giáo viên luật người Đức có tên Friedrich Karl von Savigny (1779–1861) định nghĩa lần đầu tiên “tính chất xung đột tự nhiên” giữa pháp lý và mối quan hệ nhà nước. Nhóm thông luật Anh-Mỹ xác định áp dụng dựa trên lãnh thổ lần đầu bởi giáo viên ngành luật Joseph Beale (1861–1943) định hình các học thuyết nửa đầu thế kỉ 20 lúc này quyền và trách nhiệm của các bên bất biến (vested). Thuyết cổ điển dựa vào rất nhiều yếu tố lãnh thổ để áp dụng luật như nhóm Anh-Mỹ xác định nơi sinh trái ngược với nhóm dân luật dựa vào quốc tịch trong giải quyết vụ việc hôn nhân.
Cách tiếp cận khác sau đó được phát triển giáo sư người Mỹ Brainerd Currie bắt đầo vào đầu những năm 1950. Ông tiếp cận theo hướng “Đúng” hoăc “Sai” xung đột tồn tại giữa các nhà nước. Tồn tại “Sai (false)” khi luật các bên không khác biệt, cả hai hệ thống nhà nước tương đồng nhau cùng chính sách thì không cần áp dụng, trong trường hợp tồn tại “Đúng(True)” khác biệt về tư duy lập pháp và chính sách thì sẽ lựa chọn luật áp dụng phù hợp cộng với xem xét các yếu tố khác.

Áp dụng trên lãnh thổ Hoa Kỳ/Applications in the United States


Viện pháp luật Hoa Kỳ (The American Law Institute-ALI), một tổ chức tư nhân do các luật sư, thẩm phán, chuyên gia pháp luật thành lập đã soạn thảo một văn kiện “Tổng hợp-Restatement” ở một số nhóm luật. Đồng nhất hình thức và cấu trúc nội dung với luật của EU, đồng thời tổng hợp các án lệ của Hoa Kỳ liên quan dù không phải là luật nhưng tạo ra một nguồn tham khảo, dẫn chứng hơn là phải tìm các tiền lệ pháp áp dụng.
The Restatement of the Law, Second: Conflict of Laws (1971–2005) cập nhật các án lệ, tiền lệ và còn hướng dẫn cách tiếp cận tổng thể giải quyết các xung đột pháp luật: như lệ thuộc nơi thực hiện hợp đồng, quốc tịch cá nhân, trụ sở chính của pháp nhân v.v….cách thức xác định luật nơi nào có mối quan hệ gần gũi hơn dù nhiều trường hợp áp dụng không có căn cứ chắc chắn. Ví dụ như trong Restatement II vẫn chưa có cách xác định mức độ ưu tiên áp dụng dẫn đến Tòa án sẽ chỉ định áp dụng khác nhau dẫn đến sẽ ra các phán quyết khác nhau. Tùy thuộc vào vụ việc vấn đề liên quan sẽ áp dụng theo vụ việc điều này hệ quả khó tìm ra giải pháp cho tư pháp quốc tế vì nó sẽ rất nhiều đa dạng không tạo khung thống nhất. Một tình trạng khác là áp dụng nhiều luật vào nhiều vấn đề trong một vụ việc gánh nặng tra cứu pháp lý cho Tòa án và các bên liên quan vô tình loại các tiền lệ pháp đang tồn tại.


Áp dụng trên lãnh thổ EU-Applications in EU member countries


Kỹ thuật áp dụng luật của châu Âu và phương pháp tiếp cận cũng tương tự Hoa Kỳ, luật định của các thành viên EU đều áp dụng Quy chế Rome I, II. EU dựa trên một hệ thống tập hợp các quy định khung để các thành viên áp dụng. Hai quy chế này dần trở thành mặc định áp dụng tư pháp quốc tế trên lãnh thổ các thành viên châu Âu như thương mại, hôn nhân, hợp đồng lao động,bảo hiểm, hình sự…

Áp Dụng Ở Các Quốc gia khác


Ở những nước khác đa phần theo dân luật, lập pháp tương đồng và đi sau nên áp dụng mang tính linh hoạt nhiều hơn Hoa Kỳ và EU. Phần lớn tiếp thu từ hai nơi này là chủ yếu, các quốc gia phát triển sau có xu hướng tham gia ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật hoặc tìm biện pháp thay thế.

Công Nhận Và Thi Hành


Phán quyết mang bản chất quyền lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhưng để đáp ứng điều kiện được công nhận và thi hành ở một lãnh thổ nước khác lại là một vấn đề khác. Nó lệ thuộc quy định của luật nước bản án sẽ thi hành, ví dụ bản án muốn được công nhận và thi hành tại Hoa Kỳ phán quyết phải được xem xét đến yếu tố như xét xử công bằng, nhân quyền, không vi phạm tố tụng phù hợp Hiến pháp Hoa Kỳ đồng phải đáp ứng yêu cầu pháp luật tại tiểu bang sẽ thi hành. Đối với các thành viên EU có điều ước Hội nghị Brussels 1968 (the Brussels Convention on Jurisdiction and the Enforcement of Judgments in Civil and Commercial Matters -1968) và Brussels I 2000 (the Council Regulation on Jurisdiction and the Recognition and Enforcement of Judgments in Civil and Commercial Matters (2000; Brussels I) quy định hệ thống hóa thi hành các phán quyết tại EU một cách thống nhất, sau này EU bổ sung thêm Brussel II 2003 thi hành các phán quyết ly hôn và trách nhiệm liên quan như trợ cấp, nuôi con.
Xét về góc độ quốc tế, thi hành và công nhận bản án còn lệ thuộc vào các điều ước quốc tế các bên tham gia ký kết từ đa phương đến song phương như Hiệp ước tương trợ tư pháp(trừ Hoa Kỳ không áp dụng hiệp ước công nhận thi hành). Hệ thống pháp luật các nước công nhận phán quyết dựa trên một số điều kiện nhất định nhưng luôn xét quyền của bị đơn đảm bảo đủ quyền lợi trong vụ việc hay không, đặc biệt hành vi vi phạm luật của nước sở tại hay không dù vậy đa số các nước đều từ chối xem xét lại nội dung phán quyết (không xử lại).


Luật Hình Sự Quốc Tế-International criminal law


Luật Hình sự được xem là luật công (nhà nước) không phải điều chỉnh pháp luật cá nhân, giữa nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội. Thể hiện tính chủ quyền quốc gia về phán quyết hình sự do đó sẽ không áp dụng luật nước ngoài dù bị cáo có thể là người nước ngoài.
Luật Hình sự đặc tính mang yếu tố lãnh thổ quốc gia vì liên quan đến điều tra, ra phán quyết, tạm giam, tạm giữ. Yếu tố lãnh thổ được xác định theo cách: Một là, dù công dân mang quốc tịch phạm tội ở nước ngoài, hai là hình sự quốc tế quy định một số tội phạm sẽ áp dụng chung ở tất cả các quốc gia như tội diệt chủng và tội cướp biển. Đôi khi cần thu thập chứng cứ song phương hoặc đa phường nhiều quốc gia cung cấp mới có thể giải quyết vụ án hình sự quốc tế đặc biệt như duy lý tội phạm để xét xử nên Europol Convention đã tổ thức quy định khung hình sự quốc tế.

Dịch và cải biên : La Mạnh Nhất

Sources: