Punitive Damages là gì ?
Trong hệ thống pháp luật của các nước Thông luật, đặc biệt là Hoa Kỳ có khái niệm “Punitive damages-Phạt(Trừng Phạt)” trong giải quyết bồi thường ngoài hợp đồng(theo Dân luật Việt Nam). Bàn về Tư pháp quốc tế-Thông luật Common Law Hoa Kỳ có những điểm đặc biệt gì đối với khái niệm Trừng phạt là mức phạt mà Tòa án sẽ áp đặt lên bị đơn rất cao và không có một khung nhất định theo luật.
Tại sao lại hình thành tư duy khác biệt so với hệ thống các nước khác như vậy, các nhà làm luật của Hoa Kỳ nhìn thấy điều gì, họ nhìn thấy thực tế và giải quyết trách nhiệm triệt để đến phán quyết cuối cùng.Các luật gia, nhà làm luật, thẩm phán, các chuyên gia pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận theo hướng thực tiễn như sau: Có những thiệt hại rõ ràng nhìn thấy được, cảm nhận được, nhưng lại không thể so sánh quy đổi ra giá trị tiền như thiệt hại tinh thần và thị phần thị trường khó ước lượng hết thiệt hại thực tế.
Mục đích punitive damages là gì
Để giải quyết vấn đề trên Tòa án phạt rất nặng người vi phạm nhằm tránh thực tế nếu phạt ít thì nguy cơ tái phạm sẽ rất cao ví dụ điển hình là phạt hành chính tại Việt Nam tất cả đều có khung mức phạt, giới hạn phạt vi phạm nên người vi phạm chỉ có thể bị phạt lại nhiều lần trên mức phạt hành chính (phạt vi phạm hợp đồng) ở Việt Nam thiếu tính răng đe. Nói cách khác phạt bồi thường cao nhằm tránh tái phạm trong tương lai, đơn cử vụ Samsung phải bồi thường hơn 1 tỷ USD cho Apple vì đã sao chép kiểu dáng của điện thoại Iphone, nên dễ nhận thấy nhiều vụ kiện lớn ở Hoa Kỳ có mức bồi thường hơn 100 triệu USD là rất thường xảy ra.
Thi hành phán quyết tại các nước dân luật
Ngược lại, Cộng hòa liên bang Đức lại không chấp nhận Punitive Damages, họ cho rằng thiệt hại tới đâu bồi thường tới đó nếu phạt quá nặng sẽ dẫn đến thiệt hại lớn khó cho người vi phạm để tái thiết hay sửa sai và khung phạt sẽ bị Thẩm phán lạm dụng để tuyên phạt. Việt Nam mô tuýt đi theo trường phái của Đức nhưng nhìn vào vụ việc đơn cử Vinasun kiện Grab là điển hình lớn cho mức phạt quá nhẹ dù nhìn nhận thiệt hại đã có trong vụ này quan điểm của tôi là ủng hộ Grab dù thừa nhận Vinasun khó lòng mà ước lượng thiệt hại ở trên thực tế. Tư pháp quốc tế-Conflict of Laws, việc thi hành và áp dụng bản án giữa hai quốc gia có quan điểm trái ngược nhau được xem là rất khó áp dụng đưa vào thi hành, Đức vẫn áp dụng Quy chế Rome (EU) dẫn đến nhiều công ty lớn tập đoàn toàn cầu có xu hướng chọn tòa án Hoa Kỳ để giải quyết vụ việc hơn là chon nước Đức dù lường trước được việc thi hành tại EU sẽ rất khó đơn cử vụ Mircosoft bị phạt tại châu Âu đến 1,1 tỷ USD dù không áp dụng Punitive Damages nhưng cách tình lại gần giống thông luật, dù vụ việc theo luật cạnh tranh ở Hoa Kỳ thì lại không vi phạm.
Nên hiện tại thi hành bản án ở hai nhóm này vẫn lệ thuộc vi phạm chỗ nào bồi thường theo bên phán quyết EU hoặc Hoa Kỳ, xét riêng thì sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ vượt trội hơn nên phán quyết có sức ảnh hưởng toàn cầu hơn vì thế rất nhiều vụ việc các ông lớn kiện song song nhưng vẫn chọn Hoa Kỳ là chiến trường chính!
La Mạnh Nhất