Tiêu chuẩn ISO 14001 Là Gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành và phát triển. Bô tiêu chuẩn ISO 14000 đưa ra các điều kiện và yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lí môi trường (EMS – Environmental Management System) cần phải có để đạt được yêu cầu tiêu chuẩn. Doanh nghiệp gần như phải áp dụng hệ thống này để làm thước đo chuẩn mực, dù đây không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc nhưng đây là khung xem xét đánh giá chung cho doanh nghiệp.
ISO 14001 yêu cầu các tổ chức áp dụng phải đánh giá, xem xét các nguy cơ tác động đến môi trường bao gồm hệ thống lọc nước thải và thoát nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn đất, xử lý rác thải, giảm nguy cơ tác nhân gây biến đổi khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.
- Phiên bản chính thức được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 là ISO 14001:1996. (Phiên bản này đã hết hiệu lực không còn được áp dụng) đưa ra các yêu cầu tối thiểu cơ bản dựa trên các chính sách môi trường, phần lớn tập trung vào kiểm soát và quản lý các tác động đến môi trường.
- Phiên bản thứ 2 là ISO 14001:2004 phiên bản này đã hết hiệu lực. Bộ tiêu chuẩn này cải tiến các yêu cầu bao gồm đánh giá thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, thực hiện tốt và hiệu quả hay không. Các doanh nghiệp được yêu cầu cải tiến trong chuỗi cung ứng để tạo hiểu quả cho môi trường.
- Phiên bản thứ 3 là ISO 14001:2015 được ISO ban hành ngày 14/09/2015, dựa trên các phương pháp tiếp cận cho phép đánh giá và hạn chế tác động đến môi trường, nguy cơ liên quan. Giúp các doanh nghiệp quản lý nguồn lực và nguồn tài nguyên hiệu quả tích cực.
Tiêu chuẩn này là bộ khung để các quốc gia có thể có áp dụng linh hoạt và phát triển tùy thuộc vào điều kiện và chính sách của từng quốc gia. Các quốc gia sẽ có cơ chế phát triển và ban hành các bộ quy tắc phù hợp.
Ngoài ra còn các bộ tiêu chuẩn khác phù hợp và áp dụng chung cho tổ hợp các doanh nghiệp:
-ISO 14001 – Hệ thống quản lí môi trường. Quy định và hướng dẫn sử dụng.
-ISO 14004 – Hệ thống quản lí môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ.
-ISO 14010:1996 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Các nguyên tắc chung. Phiên bản đang áp dụng thay thế một phần ISO 19011:2018.
-ISO 14011:1996 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá, đánh giá hệ thống quản lí môi trường.Phiên bản đang áp dụng thay thế một phần ISO 19011:2018.
-ISO 14012:1996 – Hướng dẫn đánh giá môi trường. Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường. Phiên bản hiện tại thay thế một phần là ISO 19011:2018.
Doanh nghiệp muốn áp dụng ISO 14001 thì cần phải áp dụng đề ra các chính sách môi trường, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, xác định các yếu tố tác động đến môi trường và mong muốn giảm tác hại đến môi trường. Hệ thống quản lý môi trường được dựa trên mô hình Plan-Do-Check-Act (PDCA).
ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn áp dụng dành cho tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS. Các tổ chức, doanh nghiệp này có thể nằm trong chuỗi cung ứng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ các hoạt động.
ISO 22000: 2018 là phiên bản mới nhất hiện hành thay thế cho phiên bản ISO 22000: 2005. Bộ tiêu chuẩn này tương tự với ISO 9001:2015 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Hai tiêu chuẩn có thể áp dụng độc lập và tách biệt nhau đều áp dụng hệ thống quản lý môi trường được dựa trên mô hình Plan-Do-Check-Act (PDCA).Tuy nhiên ISO 22000 khi áp dụng phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP, cả hai đều có 10 điều khoản áp dụng giống nhau:
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức
- Lãnh đạo
- Hoạch định
- Hỗ trợ
- Thực hiện
- Đánh giá kết quả hoạt động
- Cải tiến
Một điểm đặc biệt là ISO 22000 áp dụng dựa trên 07 nguyên tắc của ISO 9001:2015 như:
– Tập trung vào khách hàng;
– Sự lãnh đạo;
– Sự tham gia của mọi người;
– Phương pháp tiếp cận;
– Cải tiến;
– Quyết định dựa trên bằng chứng;
– Quản lý mối quan hệ.
Cộng thêm 04 yếu tố riêng biệt:
– Trao đổi thông tin lẫn nhau;
– Quản lý hệ thống;
– Các chương trình tiên quyết;
– Áp dụng nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn).
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: