Nhật Bản kiện Trung Quốc Áp dụng biện pháp chống bán phá giá Thép

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Nhật Bản yêu cầu thương nghị với Trung Quốc liên quan đến việc Trung Quốc áp dụng biện pháp chống bán phá giá lên Ống thép chấp lượng cao không hàn (High-Performance Stainless Steel Seamless Tubes “HP-SSST”) nhập khẩu từ Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc. Bắt nguồn từ các đề xuất trong Thông báo số 21 và 72 của Bộ Thương mại Trung Quốc sửa đổi phụ lục và các biện pháp áp dụng.

Nhật Bản phản đối các biện pháp này vi phạm:

  • Điều 1, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.3, 5.8, 6.5, 6.5.1, 6.8, 6.9, 7.4, 12.2 và 12.2.2 của Hiệp định Chống bán phá giá
     
  • Điều 6 (VI) GATT 1994.

Ngày 15 tháng 01 năm 2013, Liên minh Châu âu (EU) yêu cầu tham gia thương nghị. Sau đó, Trung Quốc thông báo với DSB chấp nhận yêu cầu của EU. Ngày 11 tháng 04 năm 2013, Nhật Bản yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, nhưng trong cuộc hợp ngày 24 tháng 04 năm 2013, DSB hoãn thành lập Ban Hội thẩm.

Vụ kiện xảy ra đồng thời khi EU cũng kiện Trung Quốc ra WTO vụ kiện số DS460: China — Measures Imposing Anti-Dumping Duties on High-Performance Stainless Steel Seamless Tubes (“HP-SSST”) from the European Union.

nhật bản kiện trung quốc

Phán Quyết Sơ Bộ và Phúc Thẩm

Một tháng sau đó, ngày 24 tháng 05 năm 2013, DSB thành lập Ban Hội thẩm, các bên liên quan như EU, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia), Thổ Nhĩ Kỳ bảo lưu quyền bên thứ 3 trong vụ kiện. Hai tháng sau, Nhật Bản có thêm yêu cầu Tổng Giám đốc DSB đứng ra thành lập thành viên Ban Hội thẩm.

Ngày 13 tháng 02 năm 2015, Phán quyết sơ bộ được gửi báo cáo cho các thành viên liên quan vụ kiện. Ngày 12 tháng 05 năm 2015, Trung Quốc và Nhật Bản cùng yêu cầu DSB gia hạn thêm 60 ngày thông qua phán quyết đến ngày 20 tháng 05 năm 2015 dựa theo điều 16.4 quy định của DSU để các bên có thể làm việc thông qua kênh ngoại giao.

Ngày 20 tháng 05 năm 2015, Nhật Bản thông báo cho DSB về việc phản đối Quyết định sơ bộ vì luật áp dụng và diễn giải pháp lý không hợp lý, đến ngày 26 tháng 05 năm 2015 Trung Quốc cũng thông báo đưa vụ kiện lên Cơ Quan Phúc thẩm.

Ngày 28 tháng 07 năm 2015, trong thời hạn 60 ngày của điều 17.5 của DSU, Cơ Quan Phúc Thẩm gửi thông báo cho DSB đang tiến hành Phúc thẩm vụ kiện này cùng với vụ kiện EU kiện Trung Quốc DS460 và sẽ gửi Phán quyết cho các thành viên chậm nhất là đến ngày 14 tháng 10 năm 2015 và đúng ngày này họ đã gửi báo cáo phán quyết cho các bên liên quan.

Vấn đề Phúc Thẩm

Cơ quan Phúc thẩm nhận định không có vi phạm trong quá trình đưa ra phán quyết, hơn nữa dù thiếu bằng chứng Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá các cáo buộc phá giá thị trường là “hợp lý”. Điều đó không phải vấn đề chính để đưa ra phán quyết rằng Trung Quốc đánh giá, xác định các nước cạnh tranh đã thực hiện phá giá “phù hợp, hợp lý” với quy định của Trung Quốc vì các đánh giá này mang tính tuyệt mật. Cơ Quan Phúc Thẩm ủng hộ Phán quyết sơ thẩm Trung Quốc vi phạm điều 6.5 Hiệp định Chống bán phá giá vì Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho phép nội dung 4 cuộc báo cáo đánh giá các nước phá giá dưới dạng mật mà không đưa ra các bằng chứng vi phạm nào hợp lý và phù hợp với quy định của Trung Quốc. Để thực hiện được điều đó, Cơ quan Phúc Thẩm nhận định các cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc phải đưa ra được luận điểm đánh giá như thế nào là “hợp lý” dưới dạng mật không công khai, đồng thời phải đánh giá kỹ các chứng cứ và điểm nào xác minh các nước đã phá giá theo các yêu cầu, quy định của Trung Quốc. Ngoài việc xem xét phương thức đánh giá “hợp lý” của Trung Quốc và các nước liên quan nhận định “hợp lý” như thế nào thì phải chứng minh điều cơ bản nhất trong điều tra phải công khai và các văn bản liên quan cũng như các thông tin minh bạch.

Phân tích giá tác động thị trường, trái ngược với Phán quyết sơ bộ, Phúc thẩm nhận thấy điều 3.2 yêu cầu đánh giá rộng về sự phát triển “giá” và xu hướng giá trong mối quan hệ giữa giá nhập khẩu hàng phá giá và giá thị trường trong nước. Các điều tra của Trung Quốc không đưa ra được và xem xét không công bằng các chứng cứ liệu giá sản phẩm phá giá có tác động hoặc tác động giới hạn lên giá thị trường hay không. Trong khi chứng minh giá nhập khẩu và giá thị trường có khác biệt hay không và phải phân tích sự chênh lệch giá. Các cuộc điều tra của Trung Quốc không thỏa mãn và không thực hiện đầy đủ theo nghĩa vụ của Điều 3.2 , do đó Phúc thẩm đảo ngược Phán quyết sơ bộ đã từ chối yêu cầu của Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc vi phạm điều 3.1 và 3.2 Hiệp định Chống bán phá giá, hơn nữa Phúc thẩm nhận định các đánh giá của Bộ Thương Mại Trung Quốc đối với sự chênh lệch giá ở hàng hóa nhập khẩu nhóm C đem so sánh với các mặt hàng cùng nhóm C trong nước là vi phạm điều 3.1 và 3.2 .

Phân tích Đánh giá tác động của Bộ Thương mại Trung Quốc, Phúc thẩm cũng nhận định Phán quyết sơ bộ sai lầm khi diễn giải điều 3.1 và 3.4 Hiệp định Chống bán phá giá mở rộng sang các yêu cầu điều 3.2 là sai lầm bởi vì đánh giá tác động điều 3.4 và 3.2 không liên quan với nhau. Điều 3.4 không yêu cầu đánh giá tác động thị trường trong nước nhưng các cuộc điều tra dự tính trong tương lai phải nhận định tác động thị trường là yếu tố cơ bản nhất. Để thực hiện đánh giá tác động thị trường, bên điều tra phải tính được sự liên quan thị phần sản phẩm cùng loại đã tạo ra sự lệch giá cũng như thời gian và mở rộng sự lệch giá, giá thả nổi thị trường và biện pháp áp đặt giá có tồn tại trong thời điểm lệch giá hay không. Phúc thẩm đã đảo ngược và không đồng ý quyết định ở Phán quyết sơ bộ từ chối yêu cầu của Nhật Bản, Phúc thẩm xác định Trung Quốc vi phạm điều 3.1 và 3.4 vì Bộ Thương mại Trung Quốc không thực hiện đánh giá tác động hàng hóa nhập khẩu bị coi là phá giá.

Phân tích các mối liên hệ thị trường, Phúc thẩm giữ nguyên quan điểm Trung Quốc vi phạm điều 3.1 và 3.5 vì Trung Quốc không thật sự dựa vào thị phần, thiếu sót diễn biến giá và tác động của nó để xác định mối quan hệ giữa sản phẩm phá giá và ảnh hưởng thiệt hại đến thị trường trong nước chưa kể không tìm được chứng cứ nào chứng minh sự tác động chéo giữa hàng hóa B và nhóm C đến sản phẩm thuộc nhóm hàng A HP-SSST. Hơn nữa, Trung Quốc cũng không chứng minh được các yếu tố nào gây ra thiệt hại với thị trường trong nước do hàng hóa nhập khẩu phá giá.

Ngày 28 tháng 10 năm 2015, DSB thông qua báo cáo Phúc thẩm, tại phiên hợp ngày 25 tháng 11 năm 2015, Trung Quốc thông báo sẽ thực hiện các khuyên nghị từ DSB theo nguyên tắc của WTO nhưng cần khoản thời gian thích hợp để thực hiện phán quyết. Ngày 19 tháng 02 năm 2016, Nhật Bản và Trung Quốc cùng thông báo DSB cho Trung Quốc thời gian thích hợp để thực hiện phán quyết là 9 tháng 25 ngày tính từ ngày DSB thông qua phán quyết hạn chót là ngày 22 tháng 08 năm 2016.

Tác giả: La Mạnh Nhất

Sources: