Vụ kiện Chống bán phá giá Tôm giữa Hoa Kỳ-Việt Nam Phần 1

Việt Nam tranh chấp với Hoa Kỳ chống bán phá giá liên quan đến con Tôm Nước Ấm tổng cộng có 2 vụ.

  1. DS404: United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam (01/02/2010)
  2. DS429: United States — Anti-Dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam (16/02/2012)

Vụ thứ 1:

Đàm Phán Thương Nghị-Consultations

Các yêu cầu từ Việt Nam

Ngày 01/02/2010 Việt Nam yêu cầu đàm phán với Hoa Kỳ liên quan đến phương pháp áp dụng chống bán phá giá lên con Tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam. Yêu cầu cơ quan quản lý xem xét lại quy định, pháp luật, quy trình kiểm tra và đặc biệt phương pháp Zeroing.
Việt Nam cho rằng các phương pháp áp dụng chống bán phá giá của Hoa Kỳ không nhất quán và phù hợp với điều I, II, VI(1) và VI(2) của Hiệp định GATT 1994 và những điều khoản khác của Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement), điều XVI(4) Hiệp định WTO và Cam kết gia nhập của Việt Nam (Viet Nam’s Protocol of Accession)
Ngày 12/02/2010, European Union và Nhật Bản yêu cầu tham gia vòng đàm phán, ngày 15/02/2010 Thái Lan yêu cầu tham gia đàm phán.
Ngày 07/04/2010 Việt Nam yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Nhưng tại cuộc hợp ngày 20/04/2010 DSB tạm hoãn thành lập Ban Hội thẩm.

Ban Hội Thẩm và Tiến Trình Phúc Thẩm tại Cơ Quan Phúc Thẩm

Cuộc hợp ngày 18/05/2010, Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp DSB(Dispute Settlement Body) thành lập Ban Hội Thẩm. EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ quyền bên thứ ba không tham gia vụ kiện. Ngày 14/07/2010 Việt Nam yêu cầu Tổng giám đốc DSB chọn thành viên Ban Hội thẩm cho đến ngày 26/07/2010 DSB chọn ông Mohammad Saeed làm chủ tịch và hai thành viên khác là bà Deborah Milstein và ông Iain Sandford.
Ban Hội Thẩm ra báo cáo toàn bộ sự việc 19/05/2011 và ban hành cho các bên liên quan ngày 19/07/2011.

chống bán phá giá

Tóm Tắt Các Vấn Đề Pháp Lý Vụ Kiện Chống Bán Phá Giá

1.Việt Nam yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ-U.S. Department of Commerce (USDOC) xác định và xem xét tiến trình đánh giá Chống bán phá giá Tôm Nước Ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ xem xét lại “Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá” trong lần xem xét đánh giá lần thứ 2 và thứ 3 trong đó có các vấn đề sau:

  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing để tính biên độ phá giá
  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ giới hạn số lượng nhà nhập khẩu và sản xuất để đánh giá và tính toán xem xét biên độ phá giá.
  • Áp dụng tỷ lệ “Vietnam-wide entity–1” để xác định các chủ thể doanh nghiệp không chứng minh được sự độc lập với chính phủ trong việc kinh doanh thương mại.

2.Việt Nam yêu cầu đánh giá lại áp dụng tỉ lệ “all other” cho lần xem xét thứ 2 và 3.

3.Phương pháp áp dụng tính biên độ phá giá Zeroing và các vấn đề liên quan đến phương pháp này cần xem xét lại

4.Hoa Kỳ phản đối các thuật ngữ của Ban Hội Thẩm. Hoa Kỳ nhận định các thuật ngữ do Việt Nam định nghĩa như “tiếp tục thực hiện các biện pháp mang tính thách thức (continued use of challeged practices)” trong nhiều văn bản và quá trình tố tụng: (1) thuật ngữ đã nằm ngoài thuật ngữ của Ban Hội thẩm vì ban đầu Việt Nam không yêu cầu giải quyết vụ việc và xác định trong vụ kiện này. (2) Không thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO vì nó bao gồm xác định các biện pháp áp dụng trong tương lai. Phán quyết sơ bộ ủng hộ Hoa Kỳ ở khía cạnh này, vì trong yêu cầu Việt Nam không xác định được thuật ngữ này là phương pháp gì trong tranh chấp theo điều 6.2 của DSU

5.Phán quyết sơ bộ ủng hộ yêu cầu từ phía Việt Nam rằng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing để tính biên độ phá giá là không phù hợp. Lựa chọn các công ty, doanh nghiệp để tính biên độ phá giá cho lần xem xét thứ 2, thứ 3 là không thống nhất theo điều 2.4 Hiệp Định Chống bán phá giá.

6.Phán quyết sơ bộ ủng hộ yêu cầu từ phía Việt Nam, Zeroing và các vấn đề liên quan đến phương pháp này cần đánh giá lại trong lần xem xét thứ 2, thứ 3 không thống nhất với điều 9.3 Hiệp Định Chống bán phá giá và điều VI(2) Hiệp định GATT 1994. Phán quyết xác định Việt Nam đã minh chứng Hoa Kỳ đã áp dụng quy định phương pháp Zeroing, dựa vào khung quy định của Cơ quan Phúc Thẩm phương pháp này không phù hợp vi phạm 2 điều VI(2) Hiệp định GATT 1994 và 9.3 Hiệp Định Chống bán phá giá.

7.Việt Nam phản đối Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng đoạn 2 điều 6.10 Hiệp Định Chống bán phá giá, trong một số tình huống nhất định cho phép cơ quan nước sở tại được xác định dùng phương pháp nào để điều tra một số doanh nghiệp bán phá giá. Việt Nam cho rằng phương pháp này tước đoạt quyền cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam theo đoạn 1 điều 6.10 Hiệp Định Chống bán phá giá (các quy tắc chung cho việc áp dụng điều tra từng chủ thể khác nhau) và điều 9.3, 11.1. Tuy nhiên, Phán quyết sơ bộ không ủng hộ yêu cầu này vì Việt Nam đã không yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ giới hạn kiểm tra đánh giá xem xét lại trong lần thứ 2, thứ 3 không thống nhất với đoạn 2 điều 6.10 và Việt Nam cũng không viện dẫn được các điều luật cấm cơ quan nước sở tại thực hiện và giới hạn phương pháp điều tra hơn là giải thích một điều luật.

8.Việt Nam đưa ra hai yêu cầu độc lập theo điều 6.10.2 Hiệp Định Chống bán phá giá:

  • Việt Nam phản đối Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vi phạm đoạn 1 điều 6.10.2, cho phép cơ quan sở tại giới hạn điều tra và xác định chọn một số doanh nghiệp bán phá giá để đánh giá toàn bộ khối lượng chung của các doanh nghiệp vì có những doanh nghiệp không thuộc diện được chọn điều tra nằm trong nhóm “điều tra tự nguyện(voluntary response)”. Phán quyết bác yêu cầu này vì Việt Nam không thể xác định được những doanh nghiệp nào đã xác nhận nằm trong nhóm “điều tra tự nguyện”.
  • Việt Nam phản đối Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng không thống nhất nghĩa vụ theo đoạn 2 điều 6.10.2, không khuyến khích và ủng hộ “điều tra tự nguyện(voluntary response)”. Phán quyết sở bộ không chấp nhận yêu cầu vì Việt Nam không chứng minh được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ không chấp nhận hoặc làm khó các doanh nghiệp tự nguyện cho phép điều tra.

9. Điều 9.4 không giải thích rõ tỷ lệ cho phép tối đa “all other-một cho tất cả” có thể áp đặt lên các doanh nghiệp không được chọn điều tra trong trường hợp tính toán biên độ phá giá của doanh nghiệp bán phá giá là zero (0%), giới hạn tối thiểu phụ thuộc vào tình hình thực tế. Trong các Phán quyết trong quá khứ, Cơ Quan Phúc Thẩm thường viện dẫn đây là một kẽ hở của điều 9.4 đã tạo vấn đề dẫn đến có hai hướng xem xét đánh giá bán phá giá của cơ quan sở tại. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng tỷ lệ “all other” được xác định ban đầu trong cuộc điều tra lần đầu tiên để tính khối lượng trung bình biên độ phá giá là 0%. Việt Nam cho rằng “all other” không phù hợp và thống nhất với điều 9.4, tỉ lệ này dựa trên tính toán khối lượng cơ bản áp dụng zeroing. Phán quyết sơ bộ ủng hộ Việt Nam về vấn đề tính toán cơ bản khối lượng vẫn áp dụng zeroing là không phù hợp nhưng không ủng hộ phản đối thứ hai của Việt Nam viện dẫn điều 9.4 vì bản thân áp dụng tỉ lệ không phản ánh đúng kết quả với từng doanh nghiệp không bị điều tra xảy đồng thời với doanh nghiệp bị điêu tra. Hơn nữa đây là quyền tư pháp kinh tế quốc gia nên quốc gia sở tại được phép áp dụng phương pháp của riêng họ theo điều 9.3, 2.4.2 Hiệp định Chống phá giá.

10.Phán quyết sơ bộ đồng ý rằng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hành động không phù hợp với điều 9.4, khi thất bại trong việc áp dụng tỉ lệ đánh thuế “all other” đối với những doanh nghiệp không bị điều tra. Nguyên nhân, điều này không cho phép áp dụng đánh thuế toàn bộ vì sẽ có những doanh nghiệp độc lập với chính phủ. Thừa nhận sự thiếu xót trong điều luật không quy định rõ không được áp dụng đánh thuế toàn bộ.

11.Việc áp thuế đối với lần xem xét thứ 2 dựa trên tình hình thực tế và tỉ suất thuế thực tế trong lần xem xét thứ 3, không đồng nhất với điều 6.8 Hiệp định chống bán phá giá.

12.Việt Nam phản đối Hoa Kỳ vi phạm điều 17(6-i), khi áp thuế cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam cùng một thuế suất tuy nhiên yêu cầu này nằm ngoài các thuật ngữ viện dẫn theo luật và cũng không viễn dẫn điều luật nào trong yêu cầu thành lập Ban Hội Thẩm.

13.Các yêu cầu của Việt Nam về hậu quả pháp lý nằm ngoài điều khoản tham chiếu không thuộc các điều khoản viện dẫn của Ban Hội Thẩm.

Khuyến Nghị-Recommendation

Viện dẫn điều 19.1 của DSU, Hoa Kỳ thực hiện không thống nhất với Hiệp định chống bán phá giá, GATT 1994, Ban Hội Thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ thực hiện theo các Hiệp định.
Ngày 18/07/2016 Việt Nam và Hoa Kỳ thông báo cho DSB cả hai đã đạt được thỏa thuận riêng giải quyết tranh chấp.

Tác giả: La Mạnh Nhất

Sources: