Án Lệ Plessy-Ferguson là phán quyết của Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ(Toà án Tối Cao Hoa Kỳ) ủng hộ đạo luật bang Louisiana 1890 Đạo Luật Phân Chia Vị Trí Ngồi (Separate Car Act) là hợp hiến. Theo luật các cơ sở công cộng được phân chia cho người da trắng và da đen miễn ngang bằng nhau từ đó hình thành học thuyết “phân chia nhưng công bằng”. Đạo luật yêu cầu phân chia toa xe lửa ra riêng cho người da đen và người da trắng, một số nhóm cộng đồng da đen và da trắng nguyên thành viên của Uỷ ban Công Dân(committee of Citizens) đã phản đối. Plessy là con lai chỉ có nhưng theo luật thì vẫn xếp vào ghế người da đen. Uỷ ban công dân khyến khích và bố trí cho Plessy vi phạm điều luật nhằm thách thức đạo luật.
Sự việc ngày 7 tháng 6 năm 1892 người đàn ông tên Hormer Plessy là một con lai (octoron) sống ở New Orleans, đã mua một vé hạng nhất, cố tình vi phạm điều Luật Phân chia 1890 khi bị yêu cầu ngồi theo ghế đã phân chia cho người da đen nhưng ông vẫn ngồi ghế dành cho người da trắng trên tuyến xe lửa Đông Louisiana, công ty đường sắt đã phản đối đạo luật vì phải bố trí thêm toa xe lửa, đã biết sắc tộc của Plessy nhưng công ty đường sắt có ý định ủng hộ Plessy, phản đối luật. Uỷ ban Công Dân (Committee of Citizens) đã sắp xếp thuê một thám tử theo bắt và áp giải Plessy, khi ông ngồi vào ghế của người da trắng bị yêu cầu đổi chỗ ngồi.
Tại phiên toà sơ thẩm Plessy bị phạt 25$ đô la. Ông cho rằng sự phân chia đã vi phạm quyền lợi của ông theo Tu hiến pháp số 13 và 14. Tuy nhiêm thẩm phán John Howard Ferguson phán quyết đạo luật hợp hiến.
Tại Toà thượng thẩm ủng hộ toà sơ thẩm, thẩm phán Charles Erasmus Fenner viện dẫn hai tiền lệ từ trước khi có Tu hiến pháp số 14, của Toà thượng thẩm bang Massachusetts, phân chia trường học là hợp hiến với phán quyết ” thẩm quyền không được tạo ra bởi luật và có thể không bị thay đổi bởi luật” dù luật bang này 5 năm sau đã đổi nhưng án lệ vẫn còn.
Pháp luật phân chia, luật sư của ông cho rằng điều luật này vi hiến. Nhưng ông đã thua tại phiên toà sơ thẩm, ông kháng cáo lên Toà thượng thẩm bang Louisiana kết quả vẫn bị kết án. Cuối cùng ông đã viết đơn lên Tối Cao Pháp Viện.
Tháng 5 năm 1896, Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết (7-1)ủng hộ luật tiểu bang không vi hiến, không vi phạm Tu hiến pháp số 14 khẳng định rằng dù Tu hiến pháp quy định công bằng giữ người da trắng và da đen nhưng nó không thể loại bỏ hình thể xã hội và các đặc thù dựa vào màu da. Phán quyết từ chối lập luận của Luật sư bảo vệ Plessy, ngụ ý cho rằng người da đen có địa vị thấp hèn. Phán quyết bảo vệ Lập pháp tiểu bang Louisiana có quyền ra các đạo luật mang “quyền lực chính trị” để thông qua các luật một cách vô lý.
Bảy thẩm phán nhóm đa số phán quyết thông qua thẩm phán Henry Billings Brown đề bút cho nội dung, Tu hiến pháp đảm bảo sự công bằng về mặt pháp luật cho mọi sắc tộc nhưng không có nghĩa nó ngăn chặn hay phân biệt.
Một thẩm phán không tham dự, thiểu số phản đối là 1 phiếu của thẩm phám Harlan.
Thẩn phán John Marshall Harlan là người duy nhất phản đối quyết định của Tối Cao Pháp Viện ” mù màu và không biết cũng như không có lòng khoan dung”. Ông chỉ ra rằng “điều dưỡng phân chia những đứa trẻ theo sắc tộc”- điều đó cho phép phụ nữ da đen có thể nuôi dưỡng(vú em) những đứa trẻ da trắng chỉ trong chiếc xe màu trắng, nói cách khác người da đen chỉ được ở toa xe dành cho người da trắng miễn là họ lệ thuộc xã hội. Harland tuyên đoán rằng đây sẽ là án lệ tai tiếng của Hoa Kỳ như Án lệ Bred Scott-Sandford(1857) khi phủ nhận quyền công dân người da đen và họ không được pháp luật bảo vệ.
Phán quyết đã vô tình ủng hộ các bang miền Nam thực hiện các chính sách chia rẽ sắc tộc sau thời kỳ tái thiết từ nội chiến(1865-1877). Củng cố thêm các điều luật phân chia, và tệ hơn là trước đó năm 1875 khi Tối Cao Pháp Viện giới hạn chính phủ liên bang can thiệp vào nội bộ tiểu bang, để đảm bảo quyền lực của Quốc hội kiểm soát hành pháp can thiệp tiểu bang.
Đây là một trong những án lệ nổi tiếng nhất lịch sử Hoa Kỳ, mặc dù sau này nó bị bãi bỏ bởi Án lệ Brown-Board of Education năm 1954. Nhưng học thuyết “phân chia nhưng công bằng” đã tồn tại 5 thập kỷ.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Đọc thêm Án lệ
Link phán quyết: https://supreme.justia.com/cases/federal/us/163/537/
Sources: https://www.history.com/topics/black-history/plessy-v-ferguson , https://en.wikipedia.org/wiki/Plessy_v._Ferguson,