Án lệ Heller, có tên gốc District of Columbia-Heller, Tối cao Pháp Viện phán quyết ngày 26 tháng 6 năm 2008 tỷ lệ bầu (5-4). Quyền sở hữu súng đạn được Tu hiến pháp số 2 đảm bảo, cá nhân được sở hữu súng đạn một cách độc lập khi đang là Dân quân và sử dụng vào mục đích pháp luật cho phép bao gồm tự vệ tại gia. Đây là án lệ đầu tiên giải thích Tu hiến pháp số 2 sau vụ án United States-Miller(1930).
Vụ kiện bắt đầu từ Vụ án Parker-District of Columbia tại Toà án Quận Liên Bang ở Thủ Đô Washington. 6 công dân ở đặc khu Columbia yêu cầu Toà án thực thi 3 điều khoản trong Luật kiểm soát Súng 1975( Firearms Control Regulation 1975) cấm tuyệt đối đăng ký sở hữu súng cầm tay, cấm mang theo súng chưa có giấy phép sử dụng trên người hoặc các loại vũ khí sat thương cao và nguy hiểm bị niêm phong. Yêu cầu các cửa hàng bán súng tháo rời linh kiện súng ra khi trưng bày hoặc khoá lại. Toà án khi đó đã kiến nghị chính quyền thực thi điều này.
Dick Anthony Heller nhân viên an ninh(cảnh sát đặc biệt) sống tại Washingyon D.C và mang súng đi làm nhiệm vụ nhưng không cho phép mang súng về nhà theo luật của Đặc khu dù ông xin giấy phép sở hữu súng 1 năm để được mang súng về nhà nhưng giấy phép của ông bị từ chối, ông cho rằng luật đã ngăn cản ông mất quyền tự vệ. Ông cùng 5 người khác cùng khởi kiện và được Luật sư Rober Levy từ Viện Cato ủng hộ tài chính để theo đuổi vụ kiện. Ông kiện Đặc khu Columbia Toà sơ thẩm bác yêu cầu của ông.
Năm 2007 Toà phúc thẩm liên bang khu vực Columbia đã thụ lý vụ án do nguyên đơn Dick Heller khởi kiện vì ông bị từ chối cấp giấy phép sở hữu súng đã ảnh hưởng đến ông này. Yêu cầu hủy điều 1 và điều 3, giới hạn thực thi điều thứ 2. Toà án phúc thẩm chấp thuận tuyên ủng hộ Heller.
Chính quyền Đặc khu Columbia thủ đô Washington đã khiếu kiện Certiorari lên Tối Cao Pháp Viện có phiên tranh luận ngày 18 tháng 3 năm 2008.
Ngày 26 tháng 6 năm 2008, Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết tỷ lệ bầu(5-4) ủng hộ quyền cá nhân theo tinh thần Tu hiến pháp số 2 và từ chối các giải thích theo hướng tiêu cực. Theo đó Tu hiến pháp số 2 bảo vệ các quyền như Dân quân, cá nhân có quyền giữ và mang súng trong thực hiện nhiệm vụ Dân quân.
Thẩm phán Antonin Scalia viết trong phần bình luận của phán quyết “quyền của người dân được sở hữu súng không thể bị loại bỏ” lập luận của ông dẫn theo quyền cá nhân từ thông luật và tuyền ngôn nhân quyền Anh quốc(Bill Of Right 1689).
Số đông phán quyết đã ủng hộ đã mở đầu “Dân quân tốt, trách nhiệm là cần thiết để bảo vệ an ninh tự do”( ngụ ý cần đạo luật riêng về trách nhiệm tác phong của Dân quân) khẳng định giải thích luật như vậy sẽ bị hiểu lầm tạo ra khung pháp lý xoá đi quyền tư hữu súng đạn. Quyền của cá nhân trong vụ United States-Miller ủng hộ quyền cá nhân hơn là các quyền liên quan, vụ án này có quan điểm giải thích đối lập xã hội hiện tại (trong vụ Miller Tối Cao Pháp Viện ủng hộ toàn diện Luật liên bang yêu cầu đăng ký sở hữu súng là không vi phạm Tu hiến pháp số 2 vì nó không cấm sử dụng). Vì vũ khí không có mối quan hệ hữu cơ nguyên tắc để bảo vệ xã hội hoặc không phải là lý do để trở thành Dân quân tốt. Trọng tâm vụ việc nằm ở quyền sở hữu súng của cá nhân, không phải trách nhiệm quyền hạn của Dân quân. Công dân có quyềm bảo vệ tính mạng sức khoẻ nhà cửa.
Chánh án John Paul Stevens phản đối cho rằng phán quyết thất bại xác minh chứng cứ mới, xem quan điểm của Tu hiến pháp đã giới hạn quyền Lập pháp của Quốc hội về sở hữu súng.
Đa số phán quyết
Thiểu số phán quyết
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://www.britannica.com/event/District-of-Columbia-v-Heller
https://www.oyez.org/cases/2007/07-290