Án Lệ Sullivan Quyền tự do báo chí theo Tu Hiến pháp số 1.

Án lệ Sullivan hay Sullivan vs New York Time. Thành phố Montgomery, Alabama xảy ra các cuộc diễu hành đòi quyền dân sự sau khi Tờ báo New York Time số ra ngày 29 tháng 3 năm 1960 với một bài quảng cáo kêu gọi ủng hộ tài chính đăng trên báo này “Lắng nghe tiếng nói người dân-(Heed their rising voice)”.
Vào ngày 25 tháng 2 năm 1960, 35 sinh viên đến từ trường Cao Đẳng Alabama (Alabama State College) yêu cầu được phục vụ ở quán thức ăn nhanh (Snack Bar) ở tầng hầm tại tòa nhà của Tóa án hạt Montgomery (the Montgomery County house). Nhóm sinh viên đã bị từ chối và bị cảnh sát bắt giữ do quá khích. Ngày tiếp theo Thống đốc John Patterson, cựu chủ tịch hội đồng giáo dục bang, yêu cầu trục xuất các sinh viên. Hai ngày sau gần 800 sinh viên tại bang Alabama biểu tình tại tòa thị chính tiểu bang sau yêu cầu của ông Patterson. Trong lúc biểu tình xảy ra cảnh sát và các nhân viên đặc trách ở khu vực biểu tình thì có xảy ra một cuộc tấn công người biểu tình bằng gạy bóng chày do thành viên nhóm Ku Klux Klan gây ra. Kẻ tấn công không bị nghiêm trị kể cả có bằng chứng do tờ báo Montgomery Advertiser chụp bức hình lúc xảy ra vụ việc, vài thành viên trong hội này được xác nhận danh tính nhưng vẫn không bị điều tra.
Một nhóm các cựu chiến binh hoạt động dân sự là Bayard Rustin, A. Phillip Randolph, Harry Emerson Fosdick quyết định thuê một trang bìa của New York Time để tố cáo sự việc và kêu gọi ủng hộ về mặt tài chính để mở rộng quy mô hoạt động phong trào dân sự. Bayard Rustin muốn đoạn quảng cáo được chú ý nên đã nhờ phóng viên tờ báo John Murray đưa các tên nổi bật liên quan đến vụ việc để được nhiều sự ủng hộ và sự lên tiếng nhiều hơn. Nhưng Murray từ chối vì chưa có sự cho phép của họ không thể đưa tên lên tờ báo, Rustin cam kết sẽ không có chuyện gì xảy ra. Từ ngày họ tham gia phong trào biểu tình đã sử dụng tên nhiều trước đó. Mặc dù tờ soạn New York Time có nhóm phụ trách chuyên trách kiểm tra các quảng cáo trước khi phát hành nhưng lại không kiểm tra nguồn của nội dung đã kiểm chứng hay chưa. Bởi vì nội dung chính xác bị cáo buộc trong vụ việc liên quan đến các chữ có trong bài báo “nó liên quan đến những người có tiếng tăm và danh tiếng tôi không có lý do để đặt câu hỏi-was endorsed by a number of people who are well known and whose reputation I had no reason to question” dẫn đến vụ kiện phát sinh.


Tờ quảng cáo đã ám chỉ “nhóm bạo lực ở các bang miền Nam” nhằm hướng đến việc xem hình tượng Dixie là phân biệt chủng tộc, bạo lực, hậu trường bản doanh của những người phân biệt chủng tộc. Dixie khu vực thuộc bang miền Nam nước Mỹ đặc biệt nằm trong khu vực phe Liên bang miền Nam thời nội chiến (1860-1865) Dixie còn nổi tiếng với tên bài hát do Daniel Decatur Emmett sáng tác năm 1859 giai điệu bài hát được sử dụng cho các buổi duyệt binh phe miền Nam và buổi lễ nhận chức Tổng thống liên minh miền Nam Jefferson Davis ngày 12 tháng 2 năm 1861 ở Montgomery, Alabama.
Dù quảng cáo không ghi tên một cá nhân nào và cũng không nhằm ám chỉ một viên chức miền Nam nhưng lại có một bức ảnh của cảnh sát miền Nam điều đó lại tạo ra ác cảm khi cảnh sát đối phó các cuộc biểu tình dân sự rất tàn nhẫn. Rustin và nhóm của ông đã chọn New York Time vì uy tín và số lượng độc giả lớn. Mục đích là vì không chỉ hướng đến các bang miền Nam mà còn các lãnh đạo các bang phía Bắc.

án lệ sullivan
Tiêu đề và nội dung bài báo.


Một Luật sư nổi tiếng tên là Merton Roland Nachman ở Alabama đã đọc được bài báo, dù ông thừa nhận mình trung lập về chính trí nhưng cảm thấy bản thân và cũng như những người miền Nam bị tổn thương khi một tờ báo phía Bắc cố tình gây chú ý nhằm hàm ý cộng đồng phía Nam là phân biệt chủng tộc. Sau đó ông đã đem bài báo đến ủy viên của ba thành phố và ủy viên cảnh sát tiểu bang L.B. Sullivan rằng không thể phủ định đây là nhằm ám chỉ cảnh sát miền Nam dù bài báo không ghi trực tiếp tên ai nhưng vẫn có thể kiện được bài báo trên.
Bài báo ngụ ý phỉ báng cảnh sát đồng lõa trong việc đánh bom nhà mục sư Martin Luther King và kích động hay thực hiện các hành vi chống lại người Mỹ gốc Phi trong khi đó thì rất dễ quy trách nhiệm cho các Ủy viên của tiểu bang và cuối cùng Nachman đại diện kiện New York Time.


Lập Luận Án Lệ Sullivan

án lệ sullivan
Luật sư Nachman bên trái ngoài cùng trong sự kiện kỷ niệm Án lệ Sullivan năm 1984


Vào thời điểm đó có nhiều vụ kiện pháp lý về phỉ báng xảy ra đã tạo thuận lợi cho nguyên đơn theo đuổi vụ án, Hầu hết các tiểu bang có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau giữa sự thật và ý kiến cá nhân cùng việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhưng chỉ có rất ít ý kiến cá nhân là đúng sự thật và chính xác.
Gánh nặng phát lý chứng minh sự thật của bị đơn cùng với mất các đặc quyền tự do ngôn luật, tự do báo chí nếu các tuyên bố(bài báo, bài viết) bị chứng minh là sai sự thật. Vài bang cho phép nếu nó sai sự thật nhưng không quá đáng kể, tuy nhiên Alabama luật nghiêm ngặt hơn quan điểm cá nhân chỉ được bảo vệ nếu nó đúng sự thật khách quan.
Nachman tự tin chiến thắng vụ kiện khi có nhiều bằng chứng bài báo đã viết sai sự thật như ẩn ý các sinh viên đã hát bài hát “My Country tis of Thee” trong lúc biểu tình nhưng thật sự họ hát bài quốc ca “The Star-Spangled Banner” trái ngược với bài quảng cáo cảnh sát đã không trấn áp người biểu tình dù có huy động lực lượng lớn. Hơn thế nữa tên của 4 bộ trưởng được ghi vào dù chưa có sự đồng của họ.
Nachman đưa ra các bằng chứng tìm được phiên tòa sơ thẩm chỉ diễn ra chưa tới 3 ngày, bồi thẩm đoàn tuyên án trong 3 giờ đồng hồ chấp nhận số tiền bồi thường 500,000 đô la. New York Time khiếu kiện lên Tối Cao Pháp Viện(Tòa án Tối Cao) mặc dù thừa nhận rằng kiểm duyệt và sự im lặng của báo chí ảnh hưởng rất lớn đến xã hội nhưng trong vụ này Sullivan thật sự đã bị phỉ báng.

Sulivan ăn mừng sau chiến thắng đồi bồi thường 500,000 đô la( người thứ 2 bên trái).


Phán Quyết Tối Cao Pháp Viện


Ngày 9 tháng 3 năm 1964, Thẩm phán William Brennan ra tuyên bố của Tối Cao Pháp Viện. Mặc dù thừa nhận buộc phải xem xét lại toàn bộ bản dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sau khi xem xét các lỗi trong trang quảng cáo, phán quyết tòa cấp dưới. Thẩm phán Brennan xác định Tòa án Alabama đã áp dụng Luật sai với tinh thần Tự do ngôn luận của Hiến pháp Hoa Kỳ và Tu hiến pháp số 14, ông không chấp nhận các căn cứ viện dẫn các sự việc vụ án đã tồn tại trong quá khứ và lập luận ban đầu của Phán quyết Tòa cấp dưới làm thước đo cho Tu hiến pháp số 1. Tranh luận công khai phải theo tiêu chí “ thẳng thắn, không giới hạn và cởi mở” làm căn cứ trong phán quyết bởi vì nó bao quát toàn bộ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí cho dù nó có thể tác động đến một số người và cá nhân buộc phải chấp nhận các vấn đề trong khi tranh luận có thể ảnh hưởng đến bản thân.
Thẩn phán Brennan sử dụng tiền lệ pháp án lệ Sullivan nhằm xóa bỏ các vụ việc trước đó đã hạn chế quyền tự do ngôn luận. Ông đã tạo ra lớp bảo vệ cho người dân Quyền bình phẩm các hành động và chính sách của Chính phủ bằng các các Tòa phúc thẩm có đủ thẩm xem xét lại các vụ án liên quan đến phỉ báng(vu khống) của các Tòa cấp dưới khi họ áp dụng Luật không đúng. Thông thường, các Tòa phúc thẩm chỉ xem xét khuất mắc về luật, đây là Phán quyết cũng là lời cảnh báo cho chính quyền các bang khi họ hạn chế quyền tự do báo chí. Phán quyết tuyệt đối của chín Thẩm phán Tối Cao hủy bản án cấp dưới.

Công dân báo chí có quyền bình luận với Chính quyền dù tuyên bố hay bình luận có sai sự thật.

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Source: https://www.oyez.org/cases/1963/39

https://www.britannica.com/event/New-York-Times-Co-v-Sullivan