Năm 2005, khi Google xây dựng hệ điều hành nền tảng điện thoại là Android cho phép các nhà lập trình sao chép khoảng 11500 dòng code đã được sử dụng nền tảng tích hợp ngôn ngữ lập trình Java của Oracle. Ngôn ngữ Java sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng Application Programming Interface (API) thực hiện các chức năng của máy tính và điện thoại. Để tích hợp hệ điều hành Android với Java, Google đã thay đổi Java bằng cách “Kỹ thuật đảo ngược” giao diện API của Oracle vì với vài lý do các chương trình nếu khác nếu muốn chạy trên Android phải hỗ trợ nền tảng Java. Ban đầu Google muốn mua bản quyền ngôn ngữ Java nhưng cuộc đàm phán thất bại do không muốn Google tạo ra một nhánh khác với phiên bản hiện hành của. Thời điểm khi nền tảng OpenJDK chưa hoàn thiện như phiên bản Java Standard Edition nên Google đã chọn phát triển phiên bản miễn phí này không cần phải kết nối với các thư viện Code trả phí.
Năm 2010 Orcale đã kiện lên Tòa án quận Bắc California đòi bồi thường thiệt hại 8.8$ tỷ đô la. Tòa án sơ thẩm đã tuyên Google vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Oracle, không thể ra phán quyết cho Google áp dụng học thuyết ” Sử dụng hợp lý-Fair Use” cho rằng sử dụng giao diện API không vi phạm, tức là được sử dụng nhưng không phải xin phép và ở một giới hạn nhất định (Google sử dụng Java và đã thay đổi cấu trúc theo cách của mình). Tòa án phúc thẩm liên bang đã y bản án sơ thẩm cho rằng giao diện API được Google sử dụng trên nguyên tắc “Xây dựng theo cấu trúc của Orcale, đã kế thừa tiếp nối phát triển” nên không cho phép nguyên tắc học thuyết Fair Use vào vụ kiện này vẫn tuyên án Google vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Google tiếp tục kiện Oracle lên Tối Cao Pháp Viện cho rằng thay đổi API không thể nào vi phạm nên áp dụng Fair Use. Trong khi đó Oracle cũng kháng án lên Tối Cao Pháp Viện cho rằng không thể áp dụng Fair Use cho Google vì đó là sai phạm rõ ràng. Ngày 7 tháng 10 năm 2020 Tối Cao Pháp Viện bắt đầu tranh luận về vấn đề Học thuyết Sự phân đôi ý tưởng (the idea-expression istinction) trong luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
Các Luật sư đại diện cho Google và Oracle tranh luận về Học thuyết Sự phân đôi ý tưởng (the idea-expression istinction) trong vụ án này Luật sư của Google là Thomas Goldstein cho rằng các thuật toán Code không phải đối tượng của luật sở hữu trí tuệ nó chỉ là sự sáng tạo mang tính phổ thông cho các người dùng sử dụng lập trình viết các ứng dụng(sự tương tự ngôn ngữ nói của con người, không thể bắt một người trả tiền sử dụng một ngôn ngữ của dân tộc nào đó). Nhưng Luật sư Joshua Rosenkranz đại diện cho Oracle cho rằng các tính năng được viết ra dựa trên mã lập trình Java nên nó là tài sản được luật bảo vệ.
Phán Quyết Tối Cao Pháp Viện (6-2) Ủng hộ Google
Thẩm phán Kavanaugh lập luận ” Bạn không được phép sử dụng một bài hát vì chỉ có một cách duy nhất thể hiện giai điệu bài hát”. Thẩm phán Kagan và Breyer đưa ra một phép đối chiếu so sánh với bàn phím QWERTY khi tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng bàn phím này. Vì thời điểm ban đầu, Java được xây dựng với ý tưởng cho người dùng miễn phí hơn nữa số lượng Code được sao chép ít hơn 3% trong 3,86 triệu dòng code. Hệ điều hành Android nếu chỉ chạy Java thì lại không ổn định nên cũng phải tích hợp nhiều thuật toán khác nữa, Google không có ý định thay thế Java, Tối Cao đã đồng ý và áp dụng Fair Use cho Google.
Tối Cao Pháp Viện cũng đã lập luận rằng bản án này không nhằm mục đích thay đổi khung pháp lý của Fair Use nhưng mong muốn tạo ra một trường hợp đặc biệt để các công ty phát triển phầm mềm có thể sử dụng. Cho phép Google sử dụng một số lượng nhỏ giới hạn để xây dựng Android API
Hai thẩm phán phản đối là Alito và Thomas Clarence, Thẩm phán Amy Berrett không tham gia vì từ lúc đầu hồ sơ thì bà chưa làm Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.
DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất
Source: https://jolt.law.harvard.edu/digest/google-llc-v-oracle-america-inc-the-supreme-court-considers-the-copyright-lawsuit-of-the-decade
https://www.natlawreview.com/article/supreme-court-issued-google-v-oracle-copyright-decision