Nữ thần công lý tiếng Anh được gọi là Lady Justice (tiếng Latin: Justitia) là một nhân vật nữ được cách điệu hóa để trở thành một biểu tượng trong nghệ thuật và thần thoại của La Mã( lẫn Hy Lạp) cổ đại đại diện của công lý, pháp luật hay xét xử trong hệ thống Tư pháp. Tượng nữ thần công lý được thấy ở các nước bắc Mỹ, nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Úc, Đông Á, Singapore…
Biểu Tượng Nữ Thần Công Lý
Nữ thần công lý đã được khắc hoạ, miêu tả với bốn biểu tượng đặc trưng:
– Chủ thể là một người phụ nữ thể hiện sự uyển chuyển mềm mại của pháp luật, linh hoạt trong xét xử giữa tình và lý
– Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế quyền lực tuyệt đối, quyền uy của toà án nhưng được hạ xuống thể hiện sự cưỡng chế có suy xét. Một đặc trưng cho hình ảnh hành pháp thực thi pháp luật
– Một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị.
– Một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý “mù loà”, đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.
Nguồn gốc lịch sử, trong thần thoại của Hy Lạp cổ đại nữ thần công lý có tên là Themis đại diện cho pháp luật, trật tự và công lý. Còn Ai cập có nữ thần Ma’at, La Mã có Justitia
Hình ảnh nữ thần công lý đầu tiên bắt nguồn từ Ai Cập thần Maat, người đại diện cho công lý và trật tự xã hội cổ đại. Sau đó người Hy Lạp cổ đại thờ thần Themis được nhân cách hóa vị thần của pháp luật, nữ thần có người con gái tên là Dike có nghĩa là “công lý”. Dike được miêu tả là người nắm giữ chiếc cân công lý được tin là tạo ra các quy luật xã hội con người.
Người La Mã cổ đại lại tôn thờ thần Justitia người được cho là hình tượng Nữ thần công lý của thế giới hiện đại. Đại diện cho đạo đức của pháp luật.
Tham khao(sources): wikipedia.com
https://heatherandlittle.com/blog/restoration
https://civicsonlineresourcecommunity.org/meaning-of-lady-justice