CÔNG TY STANDARD OIL NEW JERSEY kiện Chính phủ Hoa Kỳ (1911)
Vụ kiện là bài thuốc thử đối với Luật chống độc quyền Sherman 1890. Sự việc tranh chấp đã đi đến phán quyết của Tối Cao Pháp Viện(Toà án Tối Cao) ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ chia cắt công ty Standard Oil của người đàn ông giàu nhất nước lúc đó John D Rockefeller.
Năm 1870 Standard Oil chiếm 10% thị phần sản xuất dầu mở tại Hoa Kỳ, nhưng sau đó đã lên đến 20% thị phần. Chính phủ Hoa Kỳ đã kiện Standard OIl và 33 công ty khác, độc quyền ngành dầu mỏ.
Các hành vi xác nhập các công ty khác vào Standard Oil là vi phạm pháp luật và dẫn đến cản trở các công ty nhỏ hơn kinh doanh một cách vô lý. Chính phủ đã phải chia cắt công ty Standard Oil ra thành nhiều công ty khác nhau.
Luật sư của Standard Oil Company ở Ohio, C.T. Dodd, đã lách luật chống độc quyền tiêu bang Ohio bằng cách tạo ra một dạng mô hình công ty mới năm 1879 để cho phép các tập đoàn phát triển bằng cách sở hữu cổ phần của tập đoàn khác. Trong khi đó Standard Oil là tập đoàn lớn nhất cũng đã xác nhập các công ty ngành khác vào lại với nhau kết quả thống lĩnh hết các lĩnh vực.
Chính phủ đã cáo buộc công ty không những kiếm được lợi ích từ độc quyền ngành dầu mỏ mà còn lũng đoạn thị trường “kinh doanh phi đạo đức- hạ giá chèn ép đối thủ” nhưng lại không vi phạm luật liên bang.
Năm 1909, Tòa án liên bang tuyên án buộc chia cắt công ty Standard Oil. Sau đó vụ kiện lên Tối cao Pháp Viện năm 1911.
Lập Luận-Nguyên đơn–(Luật sư Frank Kellogg) Rockefeller đã sử dụng vị thế độc quyền của mình trên bàn đàm phán để đe doạ, đút lót, hối lộ các công ty đường sắt nhằm nhận được phần trăm lợi nhuận và chèn ép, gây bất lợi cho các đối thủ khác. Đáp lại lập luận của bị đơn rằng lợi nhuận và sự phát triển do chiến lược công ty tốt, luật sư nguyên đơn cho rằng, giá dầu giảm không theo quy tắc thị trường là nhu cầu tăng giảm của khách hàng và trong khi đó giá dầu giảm thì công ty vẫn có lợi nhuận cao.
Lập Luận-Bị đơn-(Luật sư John C Milburn) Rockefeller đã tìm kiếm sự ủng hộ thông qua các thoả thuận để có vị trí lớn trên thị trường nhưng chưa có ý định và hành động triệt hạ, lũng đoạn thị trường. Khách hàng không bị tác động và giá cả vẫn duy trì cả thập kỷ duy trì sự ổn định của thị trường. Không thể nói sự kết hợp xác nhập các công ty là tạo ra hình thái độc quyền.
Nhân chứng Henry Flagfler đối tác làm ăn với Rockefeller cho rằng không có điều khoản nào trong thoả thuận với công ty đường sắt vi phạm và tất cả đều nhận một giá sản phẩm giống nhau.
Phán Quyết Của Toà Án
Ngày 15 tháng 5 năm 1911, Chánh Án Edward White đã trình bày vào biểu quyết đa số, là Standard và 33 công ty khác đã cản trở, kiềm hãm thị trường thương mại dầu mỏ, bằng cách kiểm soát giá dầu một cách bất ổn định làm mất thị trường tự do. Xác nhập, độc quyền loại bỏ các đối thủ cùng thị trường vô căn cứ là phạm pháp.
Link Phán Quyết : https://supreme.justia.com/cases/federal/us/221/1/
Phán Quyết Thực Thi
Sau phán quyết Standard Oil không được liên kết với 33 công ty còn lại. Mỗi cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty được chia lại tỷ lệ cổ phần ngang bằng với tỷ lệ họ nắm giữ ở Standrad Oil. Kết quả, tài sản của Rockefeller tăng lên gấp 3 từ khoảng 300 triệu USD lên khoảng 900 triệu USD. Ông nắm 25% cổ phần của Standard Oil và 25% cổ phần của mỗi 33 công ty khác. Phán Quyết làm thay đổi ngành dầu mỏ ở Mỹ cho đến ngày nay tiền đề cho những ông lớn ngành dầu mỏ
- Standard Oil of New Jersey – đổi tên thành Exxon, giờ thuộc tập đoàn Exxon Mobil.
- Standard Oil of New York – đổi tên thành Mobil, giờ thuộc tập đoàn ExxonMobil.
- Standard Oil of California – đổi tên thành Chevron
- Standard Oil of Indiana – đổi tên thành Amoco (American Oil Co.) – thuộc tập đoàn BP.
- Continental Oil Company – thuộc tập đoàn ConocoPhillips.
- Standard Oil of Ohio – BP mua lại năm 1987.
- The Ohio Oil Company – đổi tên thành Marathon Oil Company.
- South Penn Oil Co. – đổi tên thành Pennzoil, thuộc tập đoàn Shell.
- Chesebrough Manufacturing – thuộc tập đoàn Unilever, sử dụng sản phẩm hóa dầu để dùng cho mỹ phẫm.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://sites.gsu.edu/