Ronald Reagan Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ

Ronald Wilson Reagan (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1911 – mất ngày 5 tháng 6 năm 2004 do bệnh Alzheimer) là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989). Trước đó, ông là Thống đốc thứ 33 của bang California (1967–1975) và từng là diễn viên truyền hình, truyền thanh, điện ảnh.

Reagan sinh ra tại thành phố Tampico, Illinois và lớn lên ở Dixon. Ông học Đại học Eureka và có bằng cử nhân về kinh tế và xã hội học. Sau khi tốt nghiệp, lần đầu tiên ông chuyển đến tiểu bang Iowa để làm việc trong vai trò phát thanh viên, sau đó vào năm 1937, ông đến thành phố Los Angeles nơi ông khởi nghiệp trong vai trò diễn viên điện ảnh và sau đó là diễn viên truyền hình, ông tham gia 57 phim.

Năm 1940, ông kết hôn với nữ diễn viên Jane Wyman và có một người con gái là Maureen, một người con trai nuôi Micheal. Cả hai ly hôn năm 1948, năm 1952 ông kết hôn với Nancy Davis, cùng có thêm hai người con Patricia và Ronald.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2, Ông bị loại khỏi vòng sơ tuyển nghĩa vụ quân sự vì mắt kém, và trong thời gian đó ông làm phim cổ vũ, đào tạo về phim ảnh.

Từ năm 1947 đến 1952 và 1959 đến 1960, ông làm chủ tịch liên đoàn lao động ngành điện ảnh.

Thống Đốc Bang California

Khi còn trẻ ông là Đảng viên đảng dân chủ, tuy nhiên quan điểm của ông đã thay đổi sâu sắc từ đầu những năm 1960 ông chính thức trở thành người của Đảng Cộng hoà.

Năm 1964, ông bước chân vào vũ đài chính trị khi gây chú ý bằng diễn văn trên sóng truyền hình giới thiệu ứng viên Đảng Cộng hoà Barry Goldwater người có tư duy bảo hiến và cực hữu. Hai năm sau, trong lần đầu tiên tranh cử chức thống đốc bang, Reagan đã đánh bại đương kim thống đốc bang của Đảng Dân chủ khi đó là Edmund Brown Sr, khi ông có được gần 1 triệu phiếu bầu, 1970 ông tái thắng cử nhiệm kỳ hai.

Ronald Reagan, đại cử tri, cử tri đoàn
Phiếu đại cử tri năm 1980

Sau hai lần thất bại trong việc trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hoà ra tranh cử tổng thống năm 1968 và 1976. Năm 1980 ông chiến thắng và trở thành ứng viên của Đảng cộng hoà ra tranh cử chức tổng thống. Cùng ứng viên George H.W. Bush(cha) đánh bại tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter và phó tổng thống Walter Mondale. Ông thắng với số phiếu cử tri đoàn là 489-49, có được 51% tổng số phiếu bầu cả nước.

Ronald Reagan, đại cử tri, cử tri đoàn

Phiếu đại cử tri năm 1984

Năm 1984 ông tranh cử nhiệm kỳ hai, và thắng ứng cử viên đảng Dân chủ Walter Mondale với số phiếu đại cử tri 525-13, thắng 49/50 bang của Hoa Kỳ, trở thành một trong những tổng thống có số phiếu đại cử tri nhiều nhất lịch sử Hoa Kỳ.

Tuyên thệ và Vụ Ám Sát Ronald Reagan

Ngày 20 tháng 1 năm 1981, ông tuyên thệ nhận chức tổng thống với diễn văn gây chú ý “Tình trạng đất nước đang đối mặt hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp, chính phủ mới là vấn đề”.

Sau những năm tháng Washington với các triều đại ứng viên là các chính trị gia, thì tổng thống Reagan mang Hollywood đến dòng sông Potomac, khi đệ nhất phu nhân là một nhà thiết kế thời trang, tổ chức các sự kiện yến tiệc chiêu đãi quốc gia và trang hoàn Nhà trắng.

Ngày 30 tháng 3 năm 1981, ông sống sót sau vụ án sát do John Hinckey người có tiền sử bệnh tâm thần, bên ngoài khách sạn ở thủ đô Washington D.C

Chính Sách Quốc Nội

Ông phải đối mặt tình hình kinh tế trong nước bất ổn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, đó thật sự là thách thức và nhiều vấn đề quan trọng ông phải giải quyết. Vận hành chính phủ nhà nước của nhân dân và vì dân, không vì mục đích khác.

Tổng thống Reagan đã thành lập đội xử lý ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tư Pháp, ông tin tưởng rằng ông phải có trách nhiệm với môi trường và thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm không chỉ được hình sự hoá mà còn là chính sách ưu tiên hàng đầu của ông. Năm 1984 Quốc Hội thông qua Đạo luật kiểm soát hình sự toàn diện, hình sự hoá nhiều tội và hạn chế sử dụng “nhược điểm về nhận thức” để thoát tội. Xem xét lại các hình phạt về ma túy, ông cũng ký sắc lệnh lập pháp chia tách tội phạm ấu dâm thành một phần riêng trong luật hình sự.

Ông thực hiện các chính sách giảm thuế rất thành công và tạo ra học thuyết Reaganomics, tăng chi phí quốc phòng, giảm các chi phí chính sách xã hội, bỏ các quy định thủ tục phức tạp hạn chế kinh doanh.

Năm 1983, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi và vào quỹ đạo thời kỳ thịnh vượng giúp ông có cơ hội lớn để thắng nhiệm kỳ hai. Vấn đề vẫn còn gặp phải là các chính sách cắt giảm ngân sách, cũng như ông bị cho rằng ủng hộ người giàu và tài phiệt. Sau 8 năm nắm quyền, 20 triệu việc làm được tạo ra, lạm phát giảm từ 13,5% năm 1981 xuống còn 4,1% năm 1988, tỷ lệ thất nghiệm giảm từ 7,6% xuống 5,5%. Thu nhập bình quân từ 20,000 usd một năm lên 50,000 tăng trưởng 27%/năm. Lãi suất cơ bản giảm một nửa từ 21,5% năm 1981 xuống còn 10% năm 1988.

Năm 1981,ông tạo ra lịch sử lần đầu tiên bổ nhiệm một nữ chánh án Tối cao pháp viện Sandra Day O’Connor.

Dưới chính sách của ông, các tổ chức nhân quyền nhận thêm được 18% hỗ trợ tài chính, thúc đẩy quyền tự do cá nhân, nhân quyền và bình đẳng. Chính phủ của ông đã tăng ngân sách 40% để hỗ trợ người nghèo. Ông chú trọng vào giáo dục vì giáo dục là con đường thoát nghèo và thịnh vượng. Thành lập các trung tâm phòng chống và nghiên cứu bệnh AIDS/HIV.

“Các công dân của chúng ta luôn biết một điều, nước Mỹ đối mặt với căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh. Đó là sự khẩn cấp, không phải đại dịch. Là lòng trắc ẩn, không phải sự thiêu đốt tàn phá, là sự thấu hiểu không phải là sự thiếu hiểu biết nhưng quan trọng hơn hết là nước Mỹ không thể chối bỏ những người đang mắc căn bệnh đó chúng ta phải yêu thương họ với khí chất và lòng thương người.”


“What our citizens must know is this: America faces a disease that is fatal and spreading. And this calls for urgency, not panic. It calls for compassion, not blame. And it calls for understanding, not ignorance. It’s also important that America not reject those who have the disease, but care for them with dignity and kindness.”

Chính Sách Đối Ngoại

Nhiệm kỳ đầu tiên, đánh dấu một cuộc cải cách quân đội khi tân trang vũ khí và leo thang chiến tranh lạnh(1946-1991) với Liên Xô, đối với ông đó là “Đế chế ma quỷ”, học thuyết Reagan trong đối ngoại là điểm nhấn cung cấp ủng hộ các quốc gia chống cộng sản ở Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latin. Năm 1983 ông công bố chính sách “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” -SDI, phát triển hệ thống cơ sở, vũ khí không gian để bảo vệ sự tấn công hạt nhân từ Liên Xô.

Ronald Reagan, đại cử tri, cử tri đoàn
Reagan phát biểu tại Berlin 12 tháng 6 năm 1987

Ông đưa 800 lính thủy đánh bộ vào Ly Băng(Lebanon) với vai trò lực lượng hoà bình quốc tế sau khi Israel tấn công quốc gia này năm 1982. Tháng 10 năm 1983, một vụ đánh bom tự sát trại lính thủy đánh bộ làm 241 người Mỹ bị chết. Cùng tháng 10, ông đã gửi quân đội sang Grenada đảo quốc vùng Caribbean sau cuộc nổi loạn theo phong trào Cộng sản, ông cũng phải đương đầu mối quan hệ ngoại giao với lãnh đạo Libyan là Gaddafi và Hoa Kỳ.

Thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ với Vương Quốc Anh và Vatican, thân thiết với Hoàng gia và được sự ủng hộ lớn từ nữ hoàng Elizabeth II. Dưới chính sách của ông hai cựu thù là Israel và Ai cập cũng đã ký hiệp ước hòa bình/

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất bài viết khác về nước Mỹ xem tại đây

Sources: https://www.whitehouse.gov
https://www.history.com
https://www.reaganfoundation.org/