Án Lệ Brown kiên Hội đồng giáo dục Topeka, khởi từ tư tưởng học thuyết “phân chia nhưng công bằng” sau phán quyết của án lệ Plessy 1896 phân chia các cơ sở dịch vụ xe công dành cho người da trắng và da đen. Phán quyết ngày 17 tháng 5 năm 1954 thay đổi toàn bộ xã hội của Hoa Kỳ xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc sau sáu thập kỉ tồn tại của học thuyết này, hay còn gọi là Luật Jim Crow.
Những năm đầu thập niên 1950, the National Association for the Advancement of Colored People (NAACP) “Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu” đấu tranh vì quyền bình đẳng cho người da đen để xóa bỏ học thuyết “phân chia nhưng công bằng” xóa bỏ phân biệt các dịch vụ công từ xe buýt cho đến trường học, họ đại diện cho các nguyên đơn theo đuổi các vụ kiện ở các bang South Carolina, Virginia and Delaware. Các vụ việc đó là Briggs vs Elliott (1951), Davis vs County School Board of Prince Edward County (1952)
Vụ việc nổi tiếng nhất là Oliver Brown kiện quyết định của Hội đồng giáo dục Topeka, Kansas, năm 1951. Bắt nguồn từ sự vụ con gái ông là Linda Brown bị từ chối nhập học ở trường Topeka dành cho học sinh da trắng.
Trong vụ việc này Brown phản đối cho rằng trường học dành riêng cho những đứa trẻ người da đen là không công bằng. Sự phân chia này là vi phạm tinh thần Hiến định của Tu hiến pháp số 14 “bảo vệ sự công bằng” có nghĩa không một tiểu bang nào có quyền chối bỏ sự bảo vệ của pháp luật đối với người công dân.
Vụ việc xảy ra trước thụ lý Tòa án cấp quận ở Kansas, thì các trường học phân chia đã tạo ra cảm giác bất bình đẳng với trẻ em da màu. Lợi dụng học thuyết trong án lệ Plessy viện dẫn sự bất công bằng.
Vụ án do Brown khởi kiện đồng thời cũng có bốn vụ án khác đang xảy ra trước năm 1952, nên Tối Cao pháp viện Hoa Kỳ đã kết hợp năm vụ án lại do có tình tiết và hành vi yêu cầu giống nhau, gộp lại đặt tên là Brown kiện Hội đồng giáo dục Topeka. Tuy nhiên có tình tiết một vụ án Gebhart kiện Belton (1952) xảy ra ở bang Delaware Tòa án cấp cao bang này lại công nhận sự công bằng đã bị đánh mất khi sự phân chia là hạ thấp nhân phẩm người da đen. Bị đơn trong vụ án này đã kháng án trực tiếp lên Tối Cao Pháp Viện khi xin được Certiorari xem xét lại vụ án này, nên Tối Cao Pháp Viện gộp chung lại xảy ra đồng thời với bốn vụ còn lại nhưng trái chiến tuyến.
Thurgood Marshall người sau này trở thành người da đen đầu tiên đảm nhận chức vụ Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, Chủ tịch của Quỹ giáo dục và pháp luật NAACP là luật sư đại diện cho Brown tranh luận tại Tối Cao pháp viện vào ngày 9 tháng 12 năm 1952. Buổi tranh luân lần hai diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1953 để giải quyết vấn đề tồn đọng lại câu hỏi Tu hiến pháp số 14 được hiểu theo tinh thần nào, bao quát khái niệm đúng nhất của nó. Ngày 17 tháng 5 năm 1954 Tối Cao Pháp Viện đã ra quyết định quan trọng nhất lịch sử tư pháp Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ học thuyết “Phân chia nhưng công bằng” hệ thống luật Jim Crow kết thúc từ đây.
Sự kiện 9 viên đá nhỏ-Little Rock Nine
Trong phán quyết Tối Cao Pháp Viện cũng không quy định rõ chính xác các trường quy mô cấp độ trường học nhưng sẽ tiếp tục xem xét nội dung này.
Ngày 11 đến ngày 14 tháng 4 năm 1955, Tối cao pháp viện tranh luận kéo dài vấn đề còn bỏ lở. Ngày 31 tháng 5 năm 1955, Tối Cao Pháp Viện xem xét vấn đề thứ hai, ( Brown vs. Board of Education II), liệu duy trì sự phân chia này còn tiếp tục hay không và ra quyết định thúc đẩy các Tòa án cấp dưới xóa bỏ sự phân chia. Mở rộng cửa cho các tiểu bang xóa bỏ nó như Kansas và nhiều bang theo phán quyết nhưng các bang miền Nam từ chối thi hành.
Một sự kiện chính xảy ra tại Kansas,thống đốc Orval Faubus đã yêu cầu Vệ binh quốc gia ngăn cẳn học sinh người da Đen nhập học tại trường phổ thông Little Rock năm 1957. Sau đó tổng thống Eisenhower điều động lực lượng quân đội Liên Bang đến bảo vệ và chín học sinh “Little Rock Nine” vào khu trung tâm trường học.
Thẩm Phán Phán Quyết
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://www.britannica.com/event/Brown-v-Board-of-Education-of-Topeka https://www.history.com/topics/black-history/brown-v-board-of-education-of-topeka https://www.oyez.org/cases/1940-1955/347us483