Hai nước Qatar và Bahrain tranh chấp vùng lãnh hải và biên giới kéo dài rất lâu từ lịch sử để lại vô cùng phúc tạp tại vịnh Ba Tư. Tranh chấp đảo Hawar và đảo Dibai, bãi cạn Qit’at Jaradah.
Ả Rập Xê-út (Saudi Aribia) làm trung gian hòa giải tranh chấp này thành công. Năm 1983, cả hai đều đồng ý đề xuất của Saudi Aribia giải quyết tranh chấp thông qua Trọng Tài Quốc Tế hoặc Tòa Án Công Lý Quốc Tế, cuộc gặp năm 1987 cả hai đồng ý đưa vụ việc ra Tòa án Quốc Tế. Trong biên bản thỏa thuận cuộc gặp hai bên năm 1990 tái xác nhận việc giải quyết tranh chấp này sẽ áp dụng Pháp luật quốc tế, xác định khoản thời gian chính thức đem vụ việc chính thức ra Tòa án quốc tế.
Thẩm Quyền Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ- International Court of Justice)
Qatar đưa ra ý kiến trình bày năm 1987 và năm 1990, trong biên bản trao đổi của hai bên cũng đã chấp nhận nội dung đưa vụ việc ra ICJ. Theo Qatar thì trong biên bản cả Bahrain cũng đồng ý đưa Tòa án ra phán quyết cuối cùng dựa trên luật pháp quốc tế và nghĩa vụ quốc tế, hiệp ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Bahrain đã phải chết lặng với các biên bản mà họ trao đổi ngày ấy. Bộ trưởng bộ ngoại giao Bahrain đã thẳng thắn từ chối rằng biên bản không có ý nghĩa ràng buộc, nó chỉ mang tính chính trị là chính. Không phải là nội dung bắt buộc sau năm 1991.
Điều này làm Tòa án quốc tế rơi vào tình trạng khó xử, khi biên bản thỏa thuận dùng từ “shall” trong tiếng Anh, Qatar chỉ dựa vào nội dung có trong 2 cuộc gặp trao đổi năm 1987 và 1990, hơn nữa hai cũng không đưa ra các biện pháp thực hiện biên bản thỏa thuận.
Ngày 08 tháng 7 năm 1991, Qatar nộp đơn kiện lên Tòa án Công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp đảo Hawar và đảo Dibai, bãi cạn Qit’at Jaradah. Qatar cho rằng thẩm quyền Tòa án đã được xác định do hai bên đã có thỏa thuận trước đó tháng 12 năm 1987, nội dung và phạm vi vụ kiện do bên Bahrain đề xuất (Bahrain Formula) vào năm 1988 các bên cung cấp thông tin chứng cứ, tòa án giải quyết vụ việc….đến tháng 12 năm 1990 Qatar chấp nhận nội dung đó.
Ngày 1 tháng 7 năm 1994, Tòa án đưa ra phán quyêt đầu tiên, xem xét các thư tín trao đổi của hai bên năm 1987 giữa Quốc vương Saudi Arabia-Hoàng thân Qatar và Quốc vương Saudi Arabia- Hoàng thân Bahrain, biên bản cuộc gặp giữa các bên năm 1990 ký tại Doha, Qatar. Biên bản này đã xác nhận đồng thời quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như thỏa thuận giải quyết tranh chấp là Tòa án công lý quốc tế. Tòa án đã chỉ ra rằng đơn khởi kiện của Qatar không phù hớp với yếu tố theo quy tắc của Bahrain (Bahrain formula) mong muốn hướng đến giải quyết tranh chấp này. Tòa án cho các bên thời gian để xác nhận lại toàn bộ nội dung tranh chấp cũng như ý trí trong vụ việc theo Biên bản cuộc hợp năm 1990 cũng như các quy tắc Bahrain.
Ngày 30 tháng 10 1994 là thời hạn các bên ra quyết định cuối cùng. Trước ngày hết hạn Qatar gửi một văn bảng tiêu đề “Act” trích dẫn Thỏa thuận vắng mặt giữa các bên xác nhận toàn bộ tranh chấp. Cùng ngày Bahrain gửi bản báo cáo “các bên phải đồng ý xác nhận tranh chấp” thì thỏa thuân mới có hiệu lực. Biên bản xác nhận đơn phương của Qatar không có hiệu lực vì sự vắng mặt của Bahrain
Ngày 15 tháng 2 năm 1995, Tòa án ra phán quyết thứ hai thẩm quyền và chứng cứ vụ kiện này, xác nhận Tòa án quốc tế đủ thẩm quyền xét xử vụ việc tranh chấp của cả hai đơn khởi kiện của Qatar được chấp nhận và biên bản do Qatar gửi trong phán quyết đầu tiên hợp pháp. Hai đoạn trong thỏa thuận Doha, các bên đồng ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy tắc Bahrain, cho phép các bên đơn phương đưa vụ kiện ra Tòa án quốc tế.
Theo yêu cầu và phản đối từ phía Bahrain, Tòa án ra thêm một phán quyết ngày 30 tháng 3 năm 1998 gia hạn thời gian gửi các bằng chứng chứng minh chủ quyền đối với lãnh thổ tranh chấp của các bên liên quan. Qatar gần như xem thường phán quyết của Tòa án nên phớt lờ yêu cầu này. Ngày 17 tháng 2 năm 1999, Tòa án tiếp tục gia hạn thời gian nộp bổ sung chứng cứ.
Trong phán quyết ngày 16 tháng 3 năm 2001, sau khi thực hiện các thủ thục tố tụng, xem xét các sự kiện lịch sử liên quan đến lãnh hải tranh chấp. Trong đó có Hiệp ước bảo hộ thuộc địa ký kết năm 1892 và 1916 đã kết thúc năm 1971 với Vương quốc Anh. Cũng như các quyền cấp phép khai thác dầu khí từ thời thuộc địa của Bahrain
Đảo Zubarah trước năm 1868, Tiểu vương Qatar kiểm soát vùng đảo này và được thừa nhận trong hội nghị Anglo-Ottoman ngày 29 tháng 7 năm 1913 và chính thức trở thành đơn vị hành chính năm 1937. Không có bằng chứng bộ tộc Naim đại diện tiểu vương Bahrain chiếm giữ vùng này nên Tòa án phán quyết nó thuộc Qatar.
Đảo Hawar, Tòa án dựa trên sự phân định thuộc địa của chính phủ Anh quốc năm 1939 nó thuộc Bahrain nhưng không có văn bản pháp lý chính thức. Cả hai nước lúc đó đều đồng ý sự phân chia này của Anh quốc nên sau năm 1971 cả hai phải tôn trọng sự phân chia này làm khung phân chia lãnh thổ. Nên đảo này thuộc Bahrain, cũng trong sự phân định năm 1939 không đề cập đến đảo Janan, nhưng năm 1947 chính quyền Anh kiểm soát Qatar và Bahrain xem Janan là một đảo đơn lẻ không thuộc nhóm Hawar. Tập quán, thói quen từ chính quyền Anh quốc xem đây là phần lãnh thổ Qatar nên Tòa án quyết định đảo này thuộc Qatar
Đối với việc phân định lãnh hải là áp dụng pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế để phân chia vùng nước, vùng đặc quyền kinh tế theo một vành đai. Trên nguyên tắc bình đẳng, điểm gần nhất của đường bờ biển của hai bên chia đều tương đương các điểm, bề rộng của lãnh hải cũng sẽ là đường cơ sở phân định giữa hai bên. Áp dụng luật pháp quốc tế bề rộng vùng triều thấp tại một số khu vực đồng thời là đường cơ sở.
Bahrain yêu cầu chủ quyền với hai đảo Jazirat Mashtan và Umm Jalid do Qatar không tranh chấp nên không phán quyết, bãi cạn Qit’at Jaradah nằm trên mặt nước vùng triều cao nên các hoạt động biển Bahrain có nhiều ưu thế hơn nên thuộc về Bahrain.
Theo quy tắc quốc tế, các mức triều cường cao nhất và thấp nhất không được dùng để phân định lãnh hải. Nên cần phải điều chỉnh lại phân định lại các đường cơ sở của cả hai. Phần phía Bắc lãnh hải cũng dùng chung một phương pháp chia đường cơ sở. Tòa án từ chối yêu cầu của Bahrain vùng đánh bắt là của nước này vì ngư dân Bahrain đã đánh bắt ở khu này từ xa xưa.
DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://internationallaw1000.com/2016/12/05/classic-cases-qatar-v-bahrain-1994/
https://www.icj-cij.org/en/case/87
https://www.qdl.qa/en/archive/81055/vdc_100023556257.0x000099