Ngày 7 tháng 1 năm 1982, hai anh em Karl và Walter LaGrand đi cướp ngân hàng ở Marana bang Arizona nhưng không thành trong quá lúc đi cướp đã giết chết giám đốc ngân hàng. Sau 3 năm xét xử Tòa án đã tuyên án tử hình hai anh em này. Nhưng trong quá trình xét xử 3 năm đó, hai anh em này không hề biết mình đang mang quốc tịch Đức, cả hai là công dân nước Cộng hòa Liên bang Đức. Hai anh em di dân cùng cha mẹ sang nước Mỹ lúc còn rất nhỏ. Quá trình tố tụng hình sự trong vụ này phải theo Luật liên quan đến ngoại giao. Tất cả người nước ngoài phải được biết họ có quyền liên hệ Đại sứ quán và nhận sự hỗ trợ từ Đại sứ quán nếu họ muốn. Năm 1992, Đại sứ quán Đức được biết đến vụ việc, đến năm 1998 cả hai chính thức nhờ Đại sứ quán can thiệp theo luật ngoại giao.
Đại sứ quán Đức ngay lập tức yêu cầu thủ tục xem xét Habeas Corpus ’writs of habeas corpus’. Cơ quan xét xử đã vi phạm Công ước Viên về ngoại giao khi không thông báo cho cơ quan ngoại giao về vụ việc trên do đã xét xử công dân Đức. Tuy nhiên trong các phán quyết Tòa án Hoa Kỳ đã từ chối các quyền này, quy định của luật tố tụng liên bang không cho phép áp dụng điều đó, vụ việc trở nên cao trào khi Tối Cao pháp viện Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của nước Đức từ chối xem xét các bản cấp dưới.
Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp và Tổng thống Đức cũng vào cuộc nhưng không hiệu quả. Thống đốc bang Arizona, Tòa phúc thẩm số 9 bác bỏ các công văn ngoại giao từ Đức, Karl LaGrand bị hành hình cùng ngày Tòa án ra quyết định từ chối sự tiếp cận của phía Đức.
Ngày 2 tháng 3 năm 1999, một ngày trước khi hành hình Walter LaGrand, Đức nộp đơn khởi kiện lên Tòa án Quốc tế yêu cầu Tòa án ra một Biện pháp ngăn chặn hoãn thi hành án tử hình. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ Tòa án quốc tế đã yêu cầu phía Hoa Kỳ tạm hoãn thi hành án tử hình, đồng thời phía Đức đã nộp đơn lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lần nữa xem xét vụ việc nhưng vẫn bị từ chối. Phía Đức nhận được thông báo là quá muộn và đó là thủ tục tố tụng luật định. Walter LaGrand bị thi hành án tử theo lịch trình. Vụ án còn chưa được Tòa án Quốc tế xét xử, Đức cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Công ước về ngoại giao.
Phía Đức cho rằng Hoa Kỳ vi phạm điều 36 Công ước Viên về ngoại giao lãnh sự năm 1964.
1.Thứ nhất, Tòa án Hoa Kỳ vi phạm khi không thông báo quyền tiếp cận và hỗ trợ từ phía cơ quan ngoại giao của Đức đáng lẽ anh em LaGrand phải có.
2. Hạn chế quyền của Đức thăm hỏi và trao đổi với công dân nước mình khi bị bắt.
3. Thủ tục tố tụng hình sự tùy nghi theo từng tiểu bang, đã vi phạm đảm bảo quyền lãnh sự cho phía Đức thực hiện nghĩa vụ ngoại giao.
Sau vụ việc, Hoa Kỳ thừa nhận vi phạm điều 36 Công ước Viên về ngoại giao thiếu tôn trọng nước Đức, đã chính thức công khai xin lỗi. Sự vụ Tư pháp quốc tế này đã tạo vách ngăn giữa hai nước sau này
Tư pháp Hoa Kỳ độc lập hoàn toàn với nhánh Hành pháp nên các Tòa án cấp dưới phải đi theo nguyên tắc Luật tố tụng luật định, nếu Tòa án cấp dưới áp dụng tùy nghi và có quyền xem xét vụ việc mang tính ngoại giao sẽ lấn quyền các Tòa trên cấp. Đây là phía lập luận của Hoa Kỳ trong vụ việc đã xảy ra làm căng thẳng và đã tổn hại đến ngoại giao hai nước trong thời gian rất dài, vụ việc đã tạo ra một tiền lệ xấu khiến cho đồng minh Đức càng ngày càng khác biệt, không còn gần với Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: http:// https://internationallaw1000.com/2017/01/23/classic-cases-lagrand-case-2001
https://prezi.com/1wy0ukgll-mi/the-lagrand-case/
https://www.gettyimages.ie/photos/karl-lagrand