Vụ kiện Cá Ngừ Vây Xanh-Úc, New Zealand kiện Nhật Bản

Ngày 30 tháng 7 năm 1999, Úc và New Zealand đã nộp đơn lên Tòa án quốc tế về Luật biển ở Hamburg yêu cầu thực hiện một biện pháp tạm thời theo Điều 290 đoạn 5 Công ước về Luật Biển-United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), cấm tạm thời ngư dân Nhật Bản đánh bắt cá ngừ vây xanh phương nam(Southern Bluefin Tuna). Kèm theo phụ lục 7 (Anex VII)

Úc và New Zealand đều đưa ra yêu cầu chung về cùng một vấn đề và đề cử Ông Ivan Shearer làm thẩm phán vụ việc(ad hoc). Nên Tòa án xét chung một vụ việc Case 3, Case 4. Cáo buộc Nhật Bản đơn phương vi phạm, đánh bắt cá quá mức, không bảo tồn loài sinh vật biển này. Buộc Nhật Bản phải chấp hành điều 64, 116, 119 UNCLOS. Nhật Bản phải ngưng đánh bắt hoặc giảm sản lượng đánh bắt, phải ký kết hiệp ước, hợp tác công bằng với Úc và New Zealand để bảo tồn cá ngừ vây xanh trong tương lai. Tổng sản lượng đánh bắt cho phép để bảo tổn cá ngừ.

Vùng Cá Ngừ Vây Xanh Phương Nam

Phía Nhật Bản phản hồi ý kiến gửi lên cho Tòa án vào ngày 09 tháng 08 năm 1999. Nhật Bản cho rằng thẩm quyền giải quyết vụ việc này phải rõ ràng và hiển nhiên (Prima Facie). Tranh chấp của các bên không được hiểu hoặc áp dụng UNCLOS trên nguyên tắc chính xác của nó, các bên hiện tại vẫn chưa có thỏa thuận quốc tế. Tranh chấp phải áp dụng Công ước bảo tồn cá ngừ vây xanh phương nam 1993(Convention for the Conservation of Southern Bluefin Tuna of 1993) chứ không phải Luật Biển.

Thứ hai, Nhật cho rằng Úc và New Zealand phải đủ điều kiện theo quy định phần XV khoản 1 do đó Tòa án quốc tế không đủ thẩm quyền để ra phán quyết áp dụng biện pháp ngăn chặn hạn chế đánh bắt cá ngừ. Nhật Bản từ chối yêu cầu của Úc và New Zealand.

Nhật Bản cũng phản đối, Úc và New Zealand vẫn còn phương thức hòa giải theo phần XV khoản 1 và điều 281 thông qua phương thức đàm phán, thỏa thuận trước khi đi đến kiện tụng theo phần XV khoản 2 Luật biển. Yêu cầu hoãn phán quyết và tranh luận để các bên thỏa thuận.

Tòa án Quốc tế đã quyết định thực tế thỏa thuận năm 1993 giữa các bên không làm mất, hạn chế quyền liên quan đến bảo tồn, quản lý cá ngừ trong Luật biển. Hơn nữa thỏa thuận và tham khảo giữa các bên đã được xem xét trước đó việc hoãn tranh chấp và hoãn tranh luận ảnh hưởng đến quyền lợi của Úc và New Zealand. Yếu tố bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển là cấp thiết.

Tên Vụ Kiện: Southern Bluefin Tuna cases (New Zealand v. Japan; Australia v. Japan)
Tòa án: Tòa án quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea)
Địa điểm: Hamburg
Thẩm phán: Rao, Chandrasekhara, Nelson, Caminos, Rangel Marotta, Yankov, Yamamoto, Kolodkin, Park, Engo, Bamela, Mensah, Akl, Anderson, Vukas, Wolfrum, Treves, Marsit, Eiriksson, Ndiaye, Warioba, Zhao, Shearer.
Ngày ra phán quyết: 27/08/1999.

Có tất cả 5 buổi tranh luận của các bên và đưa ra chứng cứ, luận cứ từ ngày 18-20 tháng 8 năm 1999. Ngày 27 tháng 8 năm 1999, Tòa án ra phán áp dụng biện pháp ngăn chặn quyết vụ việc trên nguyên tắc

1.Úc, Nhật Bản, New Zealand phải đảm bảo không có hành động làm xấu đi tình hình hiện tại hoặc mở rộng nội dung tranh chấp (20-2)

Ủng Hộ Nội Dung Này: Chủ tịch MENSAH; phó chủ tịch WOLFRUM; Thẩm phán ZHAO, CAMINOS, MAROTTA RANGEL, YANKOV, YAMAMOTO, KOLODKIN, PARK, BAMELA ENGO, NELSON, CHANDRASEKHARA RAO, AKL, ANDERSON, WARIOBA, LAING, TREVES, MARSIT NDIAYE; Thẩm phán vụ việc SHEARER; (20)

Phản Đối Nội Dung Này: Thẩm phán VUKAS, EIRIKSSON (2)


2.Úc, Nhật Bản, New Zealand phải đảm bảo không có hành động thiếu tôn trọng và không thực thi phán quyết của Tòa án quốc tế
(20-2)

Ủng Hộ Nội Dung Này: Chủ tịch MENSAH; phó chủ tịch WOLFRUM; Thẩm phán ZHAO, CAMINOS, MAROTTA RANGEL, YANKOV, YAMAMOTO, KOLODKIN, PARK, BAMELA ENGO, NELSON, CHANDRASEKHARA RAO, AKL, ANDERSON, WARIOBA, LAING, TREVES, MARSIT NDIAYE; Thẩm phán vụ việc SHEARER; (20)

Phản Đối Nội Dung Này: Thẩm phán VUKAS, EIRIKSSON (2)

3. Úc, Nhật Bản, New Zealand phải đảm bảo, trừ khi có thỏa thuận khác, sản lượng đánh bắt cá hằng năm cho phép Úc là 5,265 tấn, Nhật Bản 6,065 tấn, New Zealand 420 tấn và không được ra các hành vi tuyên bố thành kiến với bản án, sản lượng đánh bắt năm 1999 được tính vào dự án bảo tồn.(18-4)

Ủng Hộ Nội Dung Này: Chủ tịch MENSAH; phó chủ tịch WOLFRUM; Thẩm phán CAMINOS, MAROTTA RANGEL, YANKOV, KOLODKIN, PARK, BAMELA ENGO, NELSON, CHANDRASEKHARA RAO, AKL, ANDERSON, WARIOBA,
EIRIKSSON, LAING, TREVES, MARSIT NDIAYE; Thẩm phán vụ việc SHEARER; (18)

Phản Đối Nội Dung Này: VUKAS, ZHAO, WARIOBA, YAMAMOTO (4)

4.Úc, Nhật Bản, New Zealand nên  hạn  chế  sản lượng đánh bắt cá,  ngoại trừ các bên có thỏa  thuận khác hoặc sản lượng  đánh bắt  cá vượt quá mức  cho phép ở khoản 3.

Ủng Hộ Nội Dung Này: Chủ tịch MENSAH; phó chủ tịch WOLFRUM; Thẩm phán CAMINOS, MAROTTA RANGEL, YANKOV, KOLODKIN, PARK, BAMELA ENGO, NELSON, CHANDRASEKHARA RAO, AKL, ANDERSON, WARIOBA,
EIRIKSSON, LAING, TREVES, MARSIT NDIAYE; Thẩm phán vụ việc SHEARER; (20)

Phản Đối Nội Dung Này: VUKAS, YAMAMOTO (2)


4..Úc, Nhật Bản, New Zealand
nên ký kết thỏa thuận không trì hoãn xem xét biện pháp bảo tồn

ng Hộ Nội Dung Này: Chủ tịch MENSAH; phó chủ tịch WOLFRUM; Thẩm phán CAMINOS, MAROTTA RANGEL, YANKOV, KOLODKIN, PARK, BAMELA ENGO, NELSON, CHANDRASEKHARA RAO, AKL, ANDERSON, WARIOBA,
EIRIKSSON, LAING, TREVES, MARSIT NDIAYE; Thẩm phán vụ việc SHEARER, YAMAMOTO; (21)

Phản Đối Nội Dung Này: VUKAS (1)

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Link phán quyết: https://www.itlos.org/fileadmin/itlos/documents/cases/case_no_3_4/published/C34-O-27_aug_99.pdf

sources: https://www.informea.org/en/court-decision/southern-bluefin-tuna-cases-new-zealand-v-japan-australia-v-japan

http://iilss.net/southern-bluefin-tuna-cases-new-zealand-v-japan-australia-v-japan-provisional-measures/