Apple kiện Samsung. Vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2007, Apple đã nộp 4 đơn đăng ký độc quyền với kiểu dáng thiết kế cho dòng điện thoại IPhone, sau đó đăng ký thêm các kiểu dáng với các màu sắc cho giao diện người dùng của điện thoại Iphone. Các bằng sáng chế này cũng được Apple đăng ký toàn bộ sử dụng tổng thể nhãn hiệu (Trade dress). Vào ngày 15 tháng 4 năm 2011 Apple kiện Samsung ở Tòa án quận Bắc California cáo buộc dòng điện thoại hệ điều hành Android và máy tính bảng Samsung Nexus S, Epic 4G, Galaxy S 4G, Galaxy Tab đã sao chép kiểu dáng, thương hiệu nhận dang và giao diện người dùng của Apple.

Nội dung đơn kiện của Apple lập luận trước khi Iphone ra đời không có dòng điện thoại nào sử dụng giao diện màn hình cảm ứng đa điểm. Chỉ có Iphone mới có dự đặc biệt này từ “giao diện người dùng, Icons, màn hình thu hút người dùng” làm cho khách hàng ngay lập tức nhận ra đây là thương hiệu Apple. Ngoài ra kính màn hình và thiết kế miến ốp lưng, viền bằng thép không rỉ tạo nên kiểu dáng độc nhất của Iphone cùng với các tính năng kỹ thuật mới tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo cho Iphone một nhận diện tổng thể. Cáo buộc Samsung cạnh tranh không công bằng, vi phạm mẫu thiết kế ban đầu của Apple, tạo ra khuôn mẫu điện thoại nhận diện giống Iphone. Apple đưa ra chứng cứ Samsung đã sử dụng 7 bằng sáng chế và 6 nhận diện tổng thể của họ, ở chiều ngược lại Samsung cũng có lập luận chống lại Apple khi đưa ra lập luân nói Apple vi phạm 5 bằng chế của Samsung.

Sự Kiện Iphone Ra Đời

Năm 2007 Apple cho ra đời mẫu Iphone thế hệ đầu tiên, dòng điện thoại thông minh đầu tiên của thế giới. Apple đã đăng ký bằng sáng chế trước khi tung sản phẩm ra thị trường đó là các bằng số hiệu D618, D677, D593, D087 kiểu dáng điện thoại Iphone được thiết kế mặt trước là hình vuông màu đen với bốn góc điện thoại đường tròn cong chạy theo hai bề mặt điện thoại. Ổ cắm nằm ở trên, bên dưới có một nút (button) ở giữa. Bằng sáng chế D604, D305 là một dạng hiển thị mặt lưới (gird) với 16 Icon màu sắc khác nhau nằm trên màn hình đen. Sau khi Iphone ra đời thì Samsung đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm điện thoại thông minh có nét tương đồng Iphone từ kiểu dáng đến hệ điều hành. Đặc biệt trong đó bằng D087 có thiết kế hình Bezel chu vi mặt trước và mặt sau rộng hơn. Bằng D667 với thiết kế mặt trước màu đen sáng bóng và bằng D504, D889 cho Tablet.

Bằng sáng chế của Iphone

Apple đưa ra bằng chứng so sánh từng hình ảnh giữa Iphone 3S và i90000 Galaxy S để chứng minh sự giống nhau và tương đồng của hai sản phẩm từ thiết kế đến các Icon. Tuy nhiên nhiều hình ảnh sau đó bị Samsung phản tố là cố tình gây nhẫm lẫn của Apple. Apple cũng đã nộp đơn khởi kiện ở cả Anh Quốc, Đức, Nhật Bản.

apple kiện samsung,
sở hữu trí tuệ
Iphon 3S và i9000 Galaxy

Apple kiện Samsung ngày 15 tháng 4 năm 2011 vi phạm bằng sáng chế D667. Hai tháng sau, sửa đổi nội dung đơn kiện bổ sung yêu cầu vi phạm bằng D087 và D0889. Nhấn mạnh 2 điện thoại Galaxy S4G và Infuse 4G cho ra mắt trước đó ngày 23 tháng 2 năm 2011 và 15 tháng 5 năm 2011 vi phạm bằng D087 và D677. Samsung Galaxy Tab 10.1 ra mắt tháng 6 năm 2011 cũng nằm trong đơn kiện vi phạm bằng D889. Ngày 1 tháng 7 năm 2011 Apple đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời cấm Samsung nhập khẩu và bán dòng sản phẩm điện thoại, tablet trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Quan Điểm Pháp Luật Hoa Kỳ

Apple đã đưa ra quan điểm “Quan sát mắt thường-Ordinary Observer” một dạng đánh giá không qua các chuyên gia, chủ yếu sử dụng những quan sát bằng mắt thường để đánh giá tính tương tự, tương đồng (gây nhầm lẫn) của những người bình thường bất kỳ ai có thể mua hàng. Nhắm đến đối tượng khách hàng sẽ mua sản phẩm vì nét tương đồng. Pháp luật Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ tồn tại và cho phép các quan điểm lập luận này.

Trong vụ việc Tòa án sơ thẫm đã tuyên án Samsung đã vi phạm thiết kể được bảo hộ của Apple bồi thường thiệt hại $399 triệu đô tiền thiệt hại là tổng số lợi nhuận Samsung kiếm được từ việc bán điện thoại ở Hoa Kỳ. Sau đó, Tòa án Phúc thẩm khu vực y án bản sơ thẩm giữ nguyên mức bồi thường $399 triệu. Tại Tòa phúc thẩm Samsung đã lập luận dù có vi phạm thiết kế của Apple nhưng chỉ ở màn hình và phần mặt trước điện thoại nên giảm phần bồi thường lại, nhưng Tòa phúc thẩm từ chối vì các sản phẩm Samsung bán trọn bộ với điện thoại không bán riêng lẻ từng bộ phận.

Năm 2016, Samsung đưa vụ kiện lên Tối Cao Pháp Viện (Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ) yêu cầu xem xét lại mức bồi thường thiệt hại, Tối Cao đã trả hồ sơ vụ án cho Tòa Án cấp dưới xét xử lại vì không đồng ý mức bồi thường này vì sản phẩm vi phạm chỉ nằm trong một phần lợi nhuận không phải toàn bộ lợi nhuận của Samsung và chỉ là một bộ phận gắn liền với sản phẩm không phải là tất cả các yếu tố cấu thành sản phẩm.

Nhưng năm 2018, Tòa sơ thẩm xét xử lại và ra phán quyết số tiền bồi thường còn lớn hơn $539 triệu đô.

Dịch và cải biên : La Mạnh Nhất

Sources: https://katten.com/Apple-Samsung_Trade_Dress_Case_Demonstrates_Potential_Value_of_Design_Patents

https://medium.com/legis-sententia/apple-inc-v-samsung-electronics-co-ltd-be994cb811ec

Leave a Reply

Your email address will not be published.