Bàn luật – Quy định về chứng cứ.
Trong Tố tụng hình sự(TTHS) và Tố tụng dân sự(TTDS) phần quy định chứng cứ hiện đang xoay vòng chưa có hồi kết viên mãn vì các nhà làm luật cứ quy định lại thiếu lại dư không đúng lúc.
Luật TTDS 2005 quy định cho phép nộp chứng tại phiên xét xử dẫn đến các luật sư giấu bài đợi đến phiên xét xử tận phúc thẩm mới tung ra đúng nghĩa là “cản trở quá trình tư pháp công chính” vì nhiều vụ trước 2015 phải hủy án và mở một vụ khác xét xử xong mới tiếp tục vụ đang chờ phán quyết xảy ra như ăn cơm, thường là vụ dân sự chờ án hành chính và ngược lại. Sau đó Luật TTDS 2015 buộc các bên cung cấp chứng cứ và sẽ phải có một buổi đánh giá, công khai chứng cứ trước khi mở phiên toà chứng cứ nộp sau không được xem xét trừ trường hợp toà xem xét.
Thực tế mâu thuẫn lại chính ở điều 97 TTDS việc cá nhân thu nhập chứng cứ lại không quy định loại, thời hạn tìm ra chứng cứ có thể ở các giai đoạn nào luật chưa thể hiện hết.
“Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
4. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.
Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
6. Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.”
Trong khi đó luật đồng thời lại cho phép chứng cứ mới phát sinh tại phiên tranh luận(hỏi-cãi), dẫn đến có thể hoãn phiên toà điều 259 thu nhập chứng vô tình tạo khung xương cho điều 215 tạm đình chỉ vụ án, hậu quả ở điều 216 lại không quy định rõ.
“Điều 259 Tạm ngưng phiên tòa :
1. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
b) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
c) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
d) Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
đ) Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
e) Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.
2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.”
Tranh chấp đất đai là vụ án điển hình khi bước vào tranh luận thường rất dễ phát sinh chứng cứ mới vô cùng nhiều lại phải xác minh xoay vòng điều 215, 216, 235, 259 vụ án vẫn kéo dài như chưa có quy định của TTDS 2005.
“Điều 235. Thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa
1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa”
Ở TTHS, hiện tại luật chưa quy định và chưa có luật riêng để luật sư tiếp cận chứng cứ ở giai đoạn nào, chưa có quy trình tiếp cận chứng cứ, mỗi công an mỗi nơi làm mỗi khác. Có trường hợp luật sư tiếp cận chứng khi hồ sơ đã đánh bút lục và nhìn qua ảnh chụp chứng cứ, có khi thiếu ngân sách nhiều nơi máy chụp hơi mờ(mờ thật). Tiếp cận chứng cứ tùy thuộc vào độ quen biết của luật sư với cơ quan chức năng. Cách thức công khai chứng cứ, thủ tục các bên đánh giá chứng cứ, quy trình chuyển giao chứng cứ cũng không quy định. Vô tình tạo ra nhiều chứng không sạch len vào hồ sơ .
La Mạnh Nhất