Công thức tính thời gian Chết của Tử Thi-Time of Dead Body Formula

Phương Pháp Đánh Giá Thời Gian Tử Vong

1.Phản Ứng Của Tử Thi
– Phản ứng của Đồng Tử sau khi bị kích thích hóa học
– Phản ứng khi đánh vào đầu gối
– Phản ứng của cơ bắp sau khi bị kích thích hóa học hoặc điện
– Cơ thể tiết mồ hồi sau khi bị kích thích hóa học
2. Sự Mất Nước- Tử thi bị khô đi
3. Hồ Máu Tử Thi (Livor mortis) -Sự tụ máu ở phần dưới cơ thể (phần mặt cắt nằm ngang-không phải phần dưới được hiểu là từ bụng tới chân) làm phần này biến đổi thành màu đỏ tía đến đỏ đậm tùy thuộc vào mức độ giảm sút Hemoglobin trong máu .
4. Sự phân hủy và thối rữa (Putrefaction- Decomposition)

Công Thức Tính Thời Gian Tử Vong

1.Công thức thông thường

Hai yếu tố đầu cần xác định:
– Nhiệt độ cơ thể (body temperature) BT
– Nhiệt độ môi trường xung quanh xác chết (ambient temperature) AT

Thời gian tử vong=(98,6-BT)/T: Công thức được tính theo độ Fahrenheit (F) 98,6 F=37C)

T hằng số mất nhiệt của cơ thể:
-T=1.5 nhiệt độ môi trường dưới 0°C ( 32°F)
T=1.4 nhiệt độ môi trường trên 0°C ( 32°F)

Phương Pháp Ước Lượng Độ Cứng-Rigor Mortis

Là phương pháp kết hợp để có giá trị gần đúng để ước lượng tiền phát ban đầu của cơ thể, dùng để so sánh đối chiếu trong vài trường hợp khi không thể tính được nhiệt độ cơ thể do môi trường xung quanh hoặc lý do khác. Nhược điểm lớn nhất là chỉ có thể áp dụng được trong khoảng thời gian 24h đầu là hiệu quả nhất, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến do độ lớn nhỏ của cơ thể, bệnh tiềm ẩn hoặc bệnh đang có và điều kiện cơ thể còn nguyên vẹn.

Nhiệt Độ Cơ ThểĐộ CứngThời Gian Tử Vong
ẤmMềmDưới <3h
Ấm Cứng 3-8 h
LạnhCứng 8-36 h
Lạnh Mềm Trên >36 h

Hồ Máu Tử Thi

Livor Mortis (Lividity) máu trong cơ thể chạy xuống vùng thấp trong cơ thể sau khi chết do lực hấp dẫn. Các vết đỏ tía sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2-4 giờ sau khi chết sau đó trở nên tụ lại vùng đó và nhợt dần vào khoảng từ 8-12 giờ sau khi chết, nếu cơ thể nạn nhân bị di chuyển thời thời điểm các vùng máu tử thi đã tụ lại đông cứng thì không thay đổi được vùng máu này. Lúc này. Các van mạch máu trong máu bắt đầu bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong cơ thể tạo ra các cục máu đông (Tardieu Spots).

Hiện tượng nhạt dần xảy ra khi bạn nhấn vào một vùng da nhất định trên cơ thể bạn bạn sẽ thấy vùng da đó bị trắng bệt trong vài giây là do vùng đó thiếu máu. Đến từ áp lực do bạn tạo ra khi ấn vào dẫn đến đẩy máu trên vùng da đó đi xa trong vài giây rồi máu sẽ chạy lại vùng đó. Các pháp y sẽ nhấn vào vùng da trên cơ thể nạn nhân, sẽ để lại vết bệt trắng do máu đã bắt đầu khô nên không thể chạy lại vùng này. Thế nhưng khuyết điểm lớn nhất của phương pháp này là sau 12 giờ kể từ thời gian nạn nhân chết nó không hiệu quả vì các dấu vết trên da sẽ mất đi.

Sự Phân Hủy-Decomposition

Gian đoạn bắt đầu phân hủy từ 1-48 giờ,

Chia ra làm 2 giai đoạn: Tự phân hủy(Autolysis) và Thối Rữa-Sình(phình to) (Putrefaction). Các enzymes trong cơ thể bắt đầu thủy phân các tế bào, loại bỏ các carbohydrates và proteins.

Sự Thối Rữa bắt đầu từ 4 đến 10 ngày, hoạt động này là do các vi khuẩn gây ra chứ không phải các enzymes trong cơ thể. Các dấu hiệu thấy:

– Tử thi bị sình, phình to ra

– Các vết Ố màu xanh xuất hiện

– Các đường gân màu đỏ hình thành do các mạch máu bị vỡ và máu đông lại, do khí H2S tạo ra trên các mạnh máu

– Da có nốt phồng và da bị bung ra khỏi phần thịt.

– Móng tay và tóc cũng sẽ bị bung khỏi cơ thể.

Sự thối rửa có thể xảy ra nhanh hơn nếu môi trường có nhiều vi khuẩn và ấm. Có 4 giai đoạn của sự thối rửa

1.Sau 4-10 ngày, sự tự thủy phân tạo ra mùi và các vết ố.

2.Sau 10-20 ngày da chuyển sang màu đen, tử thi sẽ hết bị phình và các chất lỏng bắt đầu chảy ra.

3.Sau 20-50 ngày bắt đầu sự trao đổi chất của Axit Butyric,, tử thi lúc này thịt bắt đầu rơi ra.

4.SAu 50-365, phân hủy bị chậm lại và bắt đầu khô đi.

Phân Tích Dạ Dày

Thức ăn trong dạ dày của nạn nhân giúp xác định thời gian tử thi dựa vào sự tiêu hóa thức ăn.

Lượng thức ăn bị phân hủy Thời gian
Ít1-2 giờ
Vừa3-4 giờ
Nhiều4-6 giờ

Phân Tích Thủy Tinh Thể

Kali là một chất điện giải trong cơ thể người giúp duy trì cân bằng bên trong và ngoài các tế bào. Kali có trong nội bào và ở trong máu cao gấp 40 lần các chất lỏng trong cơ thể người. Sau khi chết lượng Kali bên trong và bên ngoài các nội bào, các chất lỏng khác cân bằng với nhau với tỷ lệ nhất định. Chất lỏng ở mắt cũng được các kỹ thuật viên pháp ý tính đến, kết quả chỉ chính xac từ 1-12 giờ đầu tiên.

Xác đỉnh tỷ lệ Kali cân bằng như sau theo thời gian để xác định thời điểm tử vong. Tỷ lệ Kali cân bằng là 14 milli/Lít/giờ có công thức sau”

(7.14× tỷ lệ K)−39.1=Số giờ đã tử vong

DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất

Sources:
https://www.omnicalculator.com/health/time-of-death#how-to-determine-the-time-of-death-using-rigor-mortis
https://www.chem.fsu.edu/chemlab/chm1020c/Lecture%208/02.php