Năm 1921, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Sản phụ, hỗ trợ tài chính cho các tiểu bang nhằm giúp các sản phụ bảo vệ sức khỏe của bản thân và các trẻ sơ sinh. Frothingham một công dân Hoa Kỳ cho rằng việc thu thuế nhằm vào mục đích phi pháp cũng như ảnh hưởng đến người nộp thuế vì phải nộp thêm thuế.
Vụ kiện được đặt theo tên của Bộ trưởng bộ ngân khố Andrew Mellon, nguyên đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện khu vực quận Columbia (Tiền thân của Tòa án đặc khu quận Columbia) cho rằng đạo luật đã vi hiến, khi bắt các tiểu bang phải giữ một tỷ lệ nhất định trong ngân sách để thực hiện chính sách bảo vệ người mẹ và trẻ em như cung cấp các cơ sở hạ tầng nhà dưỡng sinh, các hộ sinh….Điều luật này được cho là vi hiến vì nó cho phép Quốc hội lấn áp các quyền tự quyết của tiểu bang theo Tu hiến pháp số 10 mặc khác trong vụ kiện này nguyên đơn cho rằng chính quyền tiểu bang có thể sẽ tước đoạt tài sản của họ khi không thông qua pháp luật. Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm bác đơn, cho đến khi Tối cao pháp viện xem xét ra phán quyết.
Cùng thời điểm này vụ việc chính quyền bang Massachusett khởi kiện Bộ trưởng Bộ ngân khố Andrew Mellon, nên Tòa án đã gộp 2 vụ lại với nhau cùng đặt chung một tên. Giống với Frothingham, chính quyền bang cũng kiện cùng một vấn đề là sự mâu thuẫn tiến thoái lưỡng nan giữ quyền lực liên bang và các tiểu bang khi điều luật yêu cầu các bang phải chấp hành điểu chỉnh tỷ lệ ngân sách nhất định.
Tối Cao Pháp Viện đã từ chối cách tiếp cận xem xét ưu và nhược điểm của Đạo luật này trong quá trình hành pháp. Thay vào đó đã từ chối quyền điều kiện khởi kiện của cả hai vì lý do một là Tòa án không có quyền giải quyết, điều chỉnh hay sửa lại tỷ lệ ngân sách chi tại địa phương theo luật, đó là quyền lập pháp của Quốc hội. Hai là các tiểu bang có quyền từ chối hoặc chấp nhận điều luật này nếu không chấp nhận thi hành luật thì không bị ảnh hưởng. Tranh chấp pháp luật phải được giải quyết theo pháp luật nói cách khác muốn sửa đổi luật thì phải sử dụng cách thông qua một đạo luật sử đổi nó.
Riêng đối với cá nhân sự tổn hại nhỏ và chưa thể xác định là vi hiến nếu chỉ xét riêng ở góc độ người đóng thuế, vì có rất nhiều người đóng thuế cùng bị ảnh hưởng, hơn nữa sự thiệt hại cá nhân trong vụ án này chưa xác định rõ cũng chưa xảy ra. Để giải quyết vấn đề thuế nó là vấn đề của toàn xã hội yêu cầu chứ không thể để một cá nhân bị tác động làm ảnh hưởng đến toàn bộ điều luật. Tạo tiền đề xuất cho các cá nhân kiện lên Tòa án một cách bừa bãi, thiếu ý thức và mưu đồ chính trị.
Năm 1968, Tối Cao Pháp Viện đã sử dụng án lệ này để giải quyết tranh chấp của người nộp thuế với chính quyền trong vụ Flast kiện Cohen. Chánh án Earl Warren cho rằng pháp luật được thực thi theo phương hướng có sự kiềm chế nhất định, nó không cần phải có hiến pháp để xem xét nó. Vấn đề về Luật thuế là sự tranh chấp giữa các nhánh Hành Pháp và Lập Pháp, Tư Pháp không có quyền can thiệp.
Nếu một cá nhân người nộp thuế kiện chính phủ liên bang, Tòa án có thể có hai bước kiểm tra sự sai phạm. Một là loại vụ việc tranh chấp, vì chỉ có Quốc hội mới có quyền chi ngân sách nhà nước nhưng không được ngẫu nhiên chi các khoản thuế vô tội vạ phải thông qua luật mơi có quyền chi ngân sách. Như vậy cá nhân đóng thuế có thể kiện chính phủ, quốc hội trong trường hợp này vì chi ngân sách sai luật. Thứ hai người nộp thuế phải chứng minh có sự liên kết giữu hành vi vi hiến và cá nhân đang đảm nhận chức vụ.
Trong vụ Flast, nguyên đơn không đưa ra được các căn cứ đáp ứng hai yêu cầu trên để có thể theo đuổi vụ kiện. Ngân sách chi tiêu cho các trường học tôn giáo được thực hiện bởi Quốc hội thông qua an sinh xã hội . Hơn nữa trong vụ việc này không có căn cứ chính phủ chi sai ngân sách và không công bằng với các nhóm tôn giáo khác.
Vụ việc tương tự cũng xảy ra sau đó năm 1982 vụ Trường Cao đẳng Công Giáo Valley Forgr kiện Người Mỹ thống nhất tách biệt nhà thờ và nhà nước (Valley Forge Christian College v. Americans United for Separation of Church and State). Cao đẳng Valley Forge được xem xét như vụ Flast, bơi vì chính phủ liên bang đã cấp đất đai theo điều Luật Bố Trí Tài Sản (Disposition of Property Clause), chứ không sử dụng ngân sách quốc hội cũng như Bộ Y tế ,Giáo Dục và An sinh đã thực hiện chính sách này không phải là cơ quan của quốc hội. Vụ Hein v. Freedom From Religion Foundation (2007) cũng tương tự khi nguyên đơn kiện Quốc hội.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources:
https://www.fjc.gov/history/cases/cases-that-shaped-the-federal-courts/frothingham-v-mellon