Án lệ Buck. Một người phụ nữ tên Carrie Buck bị bệnh thiểu năng được một gia đình nhận nuôi. Đã bị cháu trai của cha mẹ nuôi hiếp dâm và hạ sinh ra một đứa bé. Carrie Buck có mẹ là Emma Buck cũng bị bệnh thiểu năng dạng nhẹ, đã bị chính quyền tiểu bang Virginia xác định ngoài bị tâm thầm còn bị nhiều chứng bệnh khác nên đã đưa cách ly bà và con trai khỏi xã hội, nên Carrie Buck phải sống với gia đình nhận nuôi bà và đối xửa như một nô lệ. Sau đó gia đình nhận nuôi đã gửi bà đến Viện y khoa bệnh động kinh và tâm thần bang Virginia (The Virginia State Colony for Epileptics and Feebleminded) nhưng sau đó bệnh viện đã chuẩn đoán Carrie Buck đã có thai do bị cháu trai của cha mẹ nuôi hiếp dâm. Gia đình cha mẹ nuôi cũng không muốn nhận nuôi đứa bé do Carrie Buck sinh ra. Đồng thời Carrie Buck cũng bị chuẩn đoán là không thể tự nuôi con do bị bệnh thiểu năng, sau bé gái hạ sinh được đặt tên là Vivian 7 tháng, các bác sĩ chuẩn đoán đứa bé cũng bị bệnh thiểu năng do di truyền từ Carrie Buck.
Ngày 10 tháng 9 năm 1924, bác sĩ theo trường phái ưu sinh Albert Sidney Priddy người phụ trách về sức khỏe về động kinh và thiểu năng (Epileptics and Feebleminded ) đã yêu cầu triệt sản người phụ nữ 18 tuổi là Carrie Buck người bị bệnh thiểu năng có tư duy như đứa trẻ 9 tuổi. Lý do để người bị thiểu năng mang thai sẽ ảnh hưởng đến xã hội, như tốn kém chi phí và ngân sách hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến những đứa trẻ sinh ra sau này nhất là tâm sinh lý di truyền của bệnh này đến 3 đời.
Bác sĩ Priddy muốn triệt sản Carrie nhưng phải hợp pháp hóa, đồng thời năm 1924 tiểu bang Virginia đã thông qua Đạo luật Khử trùng Virginia, đạo luật bị ảnh hưởng lớn do sự phát triển của thuyết ưu sinh trong thời kỳ đầu thế kỉ XX. Luật cho phép các bác sĩ được quyền triệt sản bệnh nhận để đảm bảo các vấn đề sức khỏe của những đứa trẻ thế hệ tiếp theo lẫn xã hội.Việc triệt sản là trái với ý muốn của Carrie Buck dù cô không thể nhận thức được hành vi của mình.
Thế nhưng từ lúc đạo luật được thông qua chưa từng phát sinh các tranh chấp, thách thức hoặc có phán quyết từ Tòa án về nó. Hội đồng bệnh viện sau khi yêu cầu triệt sản Carrie Buck đã chỉ định một người giám hộ cho Carrie là Robert Shelton người giám hộ cho rất nhiều bệnh nhân ở các viện và bệnh viện.
Luật sư của Carrie Buck có tên là Irving Whitehead lại là người ủng hộ thuyết ưu sinh và muốn thuyết này thành luật chính thức. Ông có mặt trong hội đồng triệt sản của Buck, ông lại là người bạn thân thiết với Albert Sidney Friddy lẫn luật sư của Friddy là Aubrey Strobe nên hội đồng xem xét vụ việc triệt sản không tốn nhiều thời gian và không phát sinh vấn đề.
Nhưng người giám hộ của Buck là Robert Shelton đã khởi kiện ra Tòa án hạt Amherst nhưng bị bác đơn, ông tiếp tục kháng cáo lên Tòa thượng thẩm Virginia tiếp tục bị bác đơn, cuối cùng ông đã kháng án lên Tối Cao Pháp Viện. Ngày 22 tháng 4 năm 1927, Tối Cao Pháp Viện đã mở phiên tranh luận thời điểm này Friddy mất, người thay thế ông vị trí giám đốc Viện y khoa bệnh động kinh và tâm thần bang Virginia (The Virginia State Colony for Epileptics and Feebleminded) là John Bell nên vụ kiện được đặt theo tên Bell.
Luật sư của Buck lập luận cho rằng Buck có quyền được sinh con theo Tu hiến pháp số 14, ngày 2 tháng 5 năm 1927 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết ủng hộ Bell tỷ lệ (8-1) , cho rằng nên triệt sản Buck để tránh ảnh hưởng đến thế hệ sau này. Thẩn phán Pierce Butler không lập luận và ghi vào biên bản phán quyết lý do ông có theo trường phái Thiên chúa giáo không ủng hộ phá thai lẫn triệt sản. Nên ông là người duy nhất phản đối trong vụ án này.
Tối Cao Pháp Viện cho rằng việc mẹ và con của Carrie Buck mắc bệnh thiểu năng do di truyền là minh chứng ảnh hưởng rất lớn đến các đứa trẻ sinh ra sau này hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội đặc biệt là ngân sách lẫn nhưng nhân sự làm nhiệm vụ xã hội. Tối Cao Pháp Viện dựa vào một án lệ khác bắt buộc các học sinh tiêm vắc xin đậu mùa là điểm lập luận cho việc buộc triệt sản Buck.
Hệ quả của phán quyết đã dẫn đến 30 tiểu bang khác thông qua luật này đã làm gần 65,000 người bị triệt sản trên khắp Hoa Kỳ. Ngày 19 tháng 10 năm 1927, bác sĩ Bell đã thực hiện phẫu thuật triệt sản Buck. Để đảm bảo không ai trong gia đình của Buck có thể sinh con, em gái của Buck là Doris Figgins cũng bị triệt sản. Buck sống đến năm 1983.
DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://www.oyez.org/cases/1900-1940/274us200
https://www.law.cornell.edu/supremecourt/text/274/200