Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết bác bỏ quy định của tiểu bang California yêu cầu các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận cung cấp thông tin cho Văn phòng Tổng biện lý tiểu bang tên và địa chỉ cá nhân, các nhà tài trợ quan trọng của tổ chức(Án lệ Bonta). Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết (6-3) trong vụ Tổ chức Vì thịnh vượng Hoa Kỳ-Bonta Americans for Prosperity Foundation v. Bonta chiến thắng thuộc về hai tổ chức từ thiện, nguyên đơn cáo buộc quy định bang California vi phạm Tu hiến pháp số 1 đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, hạn chế các nhà hảo tâm đóng góp.
Vụ kiện bắt đầu năm 2014, hai tổ chức Thomas More Law Center công ty Luật trợ giúp pháp lý miễn phí một trong các nhà sáng lập tổ chức này là ông chủ nhãn hiệu thức ăn nhanh Domino’s Pizza tỷ phú Thomas Monaghan, cùng Tổ chức Vì thịnh vượng Hoa Kỳ(Americans for Prosperity Foundation) nhóm phi lợi nhuận được sự ủng hộ của tỷ phú Charles Koch –kiện quy định bang California yêu cầu cung cấp thông tin các nhà hảo tâm và tài trợ.
Vụ việc bắt đầu khởi sự khi Tổng biện lý tiểu bang California khi ấy là bà Kamala Harris (hiện là phó tổng thống Hoa Kỳ). Ban hành quy định buộc các Tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin các nhà nguyên góp vào bảng Schedule B mẫu 990, trước đó rất nhiều người ủng hộ nhưng ẩn danh tính. Tháng 4 năm 2016, Tòa án quận ra biện pháp ngăn chặn không cho phép chính quyền ban thu thập thông tin cá nhân từ các tổ chức.(Vụ án được đặt theo tên Tổng biện lý hiện tại California)
Tại phiên Tòa sơ thẩm ở Tòa án quận liên bang phán quyết quy định bang vi phạm Tu hiến pháp số 1, nhưng Tòa phúc thẩm khu vực số 9 đã đảo ngược bản án lập luận rằng các yêu cầu này tương tự với yêu cầu của cơ quan thuế IRS nhằm để thuận tiện điều tra kiểm soát vi phạm các quy định kêu gọi nguyên góp. Mặc dù Tòa phúc thẩm thừa nhận nếu thông tin cá nhân, tổ chức bị công khai thu nhập rất dễ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin lẫn người liên quan gặp phiền phúc, nhưng việc thu thập thông tin chỉ vì mục đích quản lý. Sau đó nhóm đã yêu cầu Tòa phúc thẩm xem xét lại vụ việc nhưng bị từ chối cả hai đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Chánh án John Roberts bình luận trong phán quyết xem xét việc bác bỏ phán quyết của Tòa phúc thẩm số 9 có vi hiến hay không. Ông cho rằng phải định lượng cân bằng giữa yêu cầu cung cấp thông tin quyền riêng tư cá nhân với các vấn đề của chính quyền Tòa án phải phải thừa nhận rằng việc giám sát các tổ chức phi lợi nhuận của chính quyền là cần thiết nhưng không phải theo cách này không cần tiết lộ thông tin cá nhân. California đã làm đúng khi đưa ra quy định nhằm ngăn chặn sai phạm trong các tổ chức từ thiện cần phải có cách kiếm soát khác.
Chánh án Roberts còn đưa ra lập luận các Tòa án cấp dưới phải xem xét tất cả các trường hợp yêu cầu tiết lộ thông tin là vi hiến. Hơn nữa việc bắt buộc cung cấp thông tin sẽ dẫn đến giảm số lượng các nhà tài trợ, đây sẽ là rào cản thật sự khi các tổ chức dân sự góp phần lớn vào xây dựng xã hội Hoa Kỳ.
Thẩm phán Clarence Thomas đồng quan điểm với John Roberts, Thẩm phán Samuel Alito và Neil Gorsuch cho rằng không phải mọi trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin đều Vi hiến khi chỉ mới có một vài trường hợp vụ án cụ thể, nhưng trong trường hợp này là vi hiến.
Thẩm phán Sonia Sotomayor, Stephen Breyer và Elena Kagan đã phản đối ý kiến của Chánh án John Roberts.
Đa Số Phán Quyết
Thiểu Số Phán Quyết
DỊch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://slate.com/news-and-politics/2021/04/americans-for-prosperity-supreme-court-scalia.html
https://www.oyez.org/cases/2020/19-251
https://en.wikipedia.org/wiki/Americans_for_Prosperity_Foundation_v._Bonta
https://mdllaw.com/category/an-le/