Đây là một kiện Sở hữu trí tuệ kỳ quặc nhất nhưng có thật và xảy ra tại Hoa Kỳ. Vụ kiện xoay quanh một bức ảnh tự sướng của chú khỉ có tên là Naruto. Hồ sơ vụ kiện “Naruto v. Slater, No. 16-15469 (9th Cir. 2018)”. Tổ chức PETA (Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật) đã đứng ra kiện vụ này thay cho chú khỉ Naruto. PETA kiện Slater tạo ra nhiều tiền lệ pháp nhằm tránh các vụ kiện như vậy có thể bị lạm dụng.
Phóng viên người Anh David Slater đến Indonesia chụp hình loài khỉ Macaque. Trong lúc tác nghiệp với loài khỉ này anh đã đến quên máy ảnh trong rừng, vô tình đã có một con khỉ đã nhấn nút chụp ảnh tự sướng trước ống kính máy ảnh. Sau đó ông trở về nhà không biết rằng sóng gió sẽ ập tới với mình, bức ảnh đã trở nên nổi tiếng năm 2011, đặc biệt là lên các báo The Daily Mail, The Telegraph, and The Guardian. Sau đó các Editor đã viết bài viết về chú khỉ này lên Wikimedia. David Slater đã yêu cầu Wikimedia gỡ bức ảnh xuống nhưng họ từ chối với lý do bức ảnh thuộc quyền sở hữu của chú khi Naruto chứ không thuộc về Slater nguyên nhân ” Ảnh được upload công khai trên domain xã hội, hành động tự phát này không phải do chủ ý của người, nên người không thể sỡ hữu về mặt bản quyền bức ảnh”.
Năm 2015 Daivd Slater bị kiện nhưng không phải Wikimedia mà là PETA (People for the Ethical Treatment of Animals) đã đứng đơn kiện Slater với tư cách “Next Friend” người đại diện thân thiết, một khái niệm đại diện trong hệ thống thông luật Anh-Mỹ. Slater và công ty xuất bản sách tư nhân đã bị kiện vì đã xuất bản tập ảnh sách Wildlife Personalities trong đó có bức ảnh tự sướng của chú khỉ Naruto.
Năm 2018, Tòa án phúc thẩm khu vực số 9 đã bác đơn kiện của PEAT với lý do PETA không đủ tư cách áp dụng “Next Friend” để đại diện đứng đơn khởi kiện, hơn nữa động vật không phải là đối tượng được bảo hộ theo luật Bản quyền. PETA cũng cố gắng giải quyết mềm mỏng vụ này để tránh tạo ra các tiền lệ sau này.
Các Thẩm phán Tòa phúc thẩm đã áp dụng vụ kiện án lệ(tiền lệ pháp) Cetacean v. Bush động vật không thể đi kiện cho đến khi Quốc hội ban hành luật cho phép áp dụng. Vụ kiện Cetacean một đại diện nguyên đơn tự chỉ định đã kiện chính phủ Hoa Kỳ vì Hải quân Hoa Kỳ đã sử dụng sóng âm SONA làm ảnh hưởng đến cá heo, cá voi và rùa biển. Tòa phán quyết cho rằng khỉ có thể nhìn thấy nhưng không thể kiện.
Tòa án ghi nhận ” Động vật không phải để nuôi nhốt, ăn thịt hay giết lấy lông làm trong lĩnh vực thời trang, giải trí hoặc đối xử tàn bạo ngược đãi” nhưng PETA đã lợi dụng vụ kiện này nhằm gây sức ép dư luận và tạo ra tư duy áp đặt, tránh PETA lợi dụng động vật để tham gia kiện tụng sau này một cách vô cớ.
Viện dẫn vụ kiện Cetacean có một chút gây tranh cãi, bởi Hiến pháp Hoa Kỳ không cấm động vật đi kiện nhưng chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực nhất định. Tòa án tuyên Slater thắng kiện, PETA chịu toàn bộ án phí vụ kiện.
Sources: https://www.theverge.com/2018/4/24/17271410/monkey-selfie-naruto-slater-copyright-peta
https://www.mentalfloss.com/article/623263/landmark-intellectual-property-disputes