Sở Hữu Trí Tuệ là gì
Theo WTO định nghĩa thì Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) là quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản do họ sáng tạo ra. Người đã tạo ra được độc quyền sử dụng tài sản đó. Đây là tài sản trí tuệ đa số ở dạng tài sản vô hình. Sở hữu trí tuệ được chia ra làm hai phần chính đó là:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan (Copyright and rights related to copyright).
Quyền tác giả đối với văn học và nghệ thuật như sách, báo chí, bản in, bản vẽ, tranh ảnh, bài hát, tác phẩm điêu khắc, chương trình máy tính và phim ảnh. Được bảo vệ ít nhất là 50 năm sau khi tác giả qua đời. Còn theo Luật Việt Nam:
Điều 6 Nghị định số 85/2006/NĐ-CP
“Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.”
Ngoài ra còn có có quyền phái sinh hoặc các quyền liên quan như bản thâu âm, thâu hình. Hoặc các quyền biểu diễn nghệ thuật như vở kịch. Bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ là khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy xã hội phát triển.
Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
Quyền sỡ hữu công nghiệp cũng được chia làm hai phần:
1.Nhãn Hiệu Hàng Hóa
Đó là quyền bảo vệ dấu hiệu nhận dạng đặc biệt độc quyền, trong đó có thương hiệu, nhãn hiệu (đặc điểm nhận dạng hàng hóa và dịch vụ). Chỉ dẫn địa lý (tùy vào mỗi quốc giá có thể áp dụng hoặc không: Hoa Kỳ không áp dụng chỉ dẫn địa lý) nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm tạo ra tính riêng biệt với sản phẩm khác dựa vào đặc tính địa lý. Bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và cạnh tranh công bằng.
2. Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ Đối với các sáng chế (phát minh), kiểu dáng cộng nghiệp. Quyền này bao gồm cả bí mật kinh doanh. Quyền này rất quan trọng để đảm các yếu tố cạnh tranh lành mạnh đặc biệt sáng tạo. Đặc biệt là sẽ tạo ra được cơ chế giúp các nhà đầu tư tài chính để nghiên cứu sản phẩm mới, phát minh thực nghiệm.
Đối với sáng chế lại được chia làm 3 loại:
1-Tính mới của sản phẩm(phát minh) như cải tiến quy trình, sản phẩm, thành phần, cấu tạo vật dụng sản phẩm, máy móc thiết bị
2-Kiểu dáng công nghiệp hình dạng sản phẩm bên trong lẫn bên ngoài, tạo tích hữu ích chuyên biệt.
3-Bằng sáng chế về thực vật, tạo ra các giống mới.
Các Trường Hợp Đặc Biệt Sử Dụng Quyền Tác Giả
Có những người hợp đặc biệt khi sử dụng quyền tác giả mặc nhiên không được bảo hộ. Vì mục địch chung để hài hòa tích độc quyền sẽ dẫn đến bóp nghẹt sự ổn định xã hội. Luật không bảo hộ hoàn toàn trong một số trường hơp.
Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu : https://mdllaw.com/2021/05/17/dang-ky-nhan-hieu/
Sources:https://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/intel1_e.htm#:~:text=Intellectual%20property%20rights%20are%20the,a%20certain%20period%20of%20time.
https://www.inquartik.com/blog/basic-intellectual-property-rights/