Vụ kiên liên quan đến nhãn hiệu và tên miền Booking.com có tên hồ sơ Patent and Trademark Office v. Booking.com B. V., 591 U.S. ___ (2020)
Booking.com là một website cho phép người dùng có thể đặt lịch trước ở các khách sạn khi đi du lịch hoạt động từ năm 2006, cùng sử dụng chung tên thương hiệu lẫn tên miền. Đến năm 2011, Booking.com nộp hồ sơ đăng ký độc quyền 4 nhãn hiện lên Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO. Sử dụng chữ “Booking.com” như là đặc điểm, dấu hiệu nhận dạng thương hiệu (nhãn hiệu). Cũng như dấu hiệu cách điệu cho nhãn hiêu.
Theo Đạo luật Lanham (Đạo luật nhãn hiệu Hoa Kỳ), dấu hiệu riêng biệt sẽ được bảo hộ. Các thuật ngữ chuyên môn hay ngôn ngữ chung sẽ được xem là riêng biệt. Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã từ chối cấp bằng bảo hộ vì booking.com là từ ngữ chung để tìm kiếm một dịch vụ đăng ký online, hoặc các dịch vụ khác ngoài du lịch.
Đạo luật Lanham cũng cho phép bảo hộ nhãn hiệu với thuật ngữ miêu tả sản phẩm ở một nghĩa khác hoặc làm khách hàng liên tưởng đến sự khác biệt ý định tư duy của nhãn hiệu truyền đạt thông điệp với sản phẩm. Nghĩa là sản phẩm và nhãn hiệu không đồng nhất về từ ngữ làm khách hàng hiểu nhầm liên tưởng đến. USPTO xác định nhãn hiệu đã miêu tả dịch vụ và là thuật ngữ chung nên đã từ chối cấp bằng bảo hộ. Và nhãn hiệu này cũng không đủ yếu tố giải thích ở nghĩa khác.
Booking.com đã khiếu nại lên Ủy Ban Khiếu Nại và Xử Lý Nhãn Hiệu (TTAB). Nhưng Ủy ban này cũng đã tái xác nhận quyết định của USPTO cho rằng Booking.com là thuật ngữ chung. Chữ Booking được hiểu là dịch vụ đặt lịch, hoặc mua vé du lịch khách sạn. Tên miền “.COM” là website thương mại nên khách hàng hiểu nhầm đây là dịch vụ online đặt trước. Nhóm ngành nhãn hiệu mà Booking.com đăng ký cũng thuộc nhóm này.
Tiếp đến Booking.com đã khởi kiện lên Tòa án Quận Đông Virginia xét xử Sơ thẩm đã đảo ngược phán quyết của TTAB cho rằng Booking.com có thể hiểu theo cách khác. Hơn nữa tên miền cao cấp TLD “.com” ngụ ý đây là trang thương mại điện tử, trang web này đã tạo ra khái niệm mới không còn là thuật ngữ chung nữa. Tòa án đồng ý với lập luận của Booking.com rằng người tiêu dùng đã nhìn nhận đây là nhãn hiệu, Booking.com còn đưa ra bằng chứng khảo sát của Teflon gần 75% người tiêu dùng xem Booking.com là một nhãn hiệu dịch vụ. Tòa án xem đây là một tên miền độc đáo, riêng biệt cho nhãn hiệu.
Ngay lập tức USPTO kháng cáo lên Tòa phúc thẩm khu vực số 4, tháng 2 năm 2019 Tòa phúc thẩm đã y án ủng hộ phán quyết của Tòa sơ thẩm với tỷ lệ bỏ phiếu 2-1. Vấn đề trong vụ phúc thẩm này tiếp tục được xem xét và tranh cãi thành phần kết hợp tên miền “booking” và “.com” tuy được xem là ngôn ngữ chung. Nhưng kết hợp lại được sự nhìn nhận từ khách hàng là booking.com một dịch vụ đặc biệt, nhưng một phiếu phản đối trong bản án phúc thẩm cho rằng nếu ủng hộ phán quyết sẽ làm rất nhiều công ty lớn thực hiện chiến lược này dùng khảo sát Teflon để chiếm lấy nhãn hiệu từ các công ty nhỏ dựa vào mỗi tên miền.
USPTO tiếp tục kiện lên Tối Cao Pháp Viện để xem xét lại bản án, tháng 11 năm 2019 được cấp Quyết định xem xét lại vụ án. Tranh luận diễn ra ngày 04 tháng 5 năm 2020, vụ việc tranh luận trực tuyến đầu tiên trong lịch sử Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ do đại dịch cúm Vũ Hán (Corona Virus). Vấn đề được các thẩm phán đưa ra là Internet địa chỉ tên miền và địa chỉ nhà cửa thông thường khác nhau nhưng tên miền thì lại có tính đặc biệt nhưng nếu lập ngược bản án phúc thẩm thì có thể ảnh hưởng đến rất nhiều nhãn hiệu. Hoặc nếu được cấp nhãn hiệu cho tên miền thì rất nhiều nhãn hiệu đang lưu hành bị tác động rất lớn.
Ngày 30 tháng 6 năm 2020, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đưa ra kết quả bầu với tỷ lệ 8-1 ủng hộ bản án Tòa phúc thẩm. Nếu một tên miền cho hàng hóa dịch vụ nếu sử dụng thuật ngữ chung sẽ được cấp bảo hộ nhãn hiệu nếu nó được người tiêu dùng nhìn nhận sản phẩm như một dịch vụ. Đá số phán quyết vụ kiện này nhân mạnh tầm quan trọng điều luật Lanham và quan điểm khách hàng cũng như tính độc đáo của domain. Tuy nhiên, nếu xóa bỏ quan điểm nhìn nhận của người tiêu dùng thì không phù hợp với nguyên tắc luật Lanham hướng đến người tiêu dùng. Tên riêng hay chung nó phải có ý nghĩa với người tiêu dùng
Trong vụ việc này có một thẩm phán phản đối là Breyer ” Cho phép các nhãn hiệu như vậy được bảo hộ, tôi sợ quyết định ngày hôm nay sẽ dẫn đến sự tùy nghi sử dụng tên chung dưới danh nghĩa tên miền cấp độc quyền, bằng cạch nhiều công ty sẽ sử dụng tên miền dễ nhớ để đăng ký bảo hộ”
Đa Số Phán Quyết
Thiểu Số Phán Quyết
Sources:
–https://www.oyez.org/cases/2019/19-46
–https://en.wikipedia.org/wiki/Patent_and_Trademark_Office_v._Booking