Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ được thành lập theo đạo Luật Tư pháp 1789. Thời điểm này Tối Cao Pháp Viện có sáu thẩm phán làm việc trọn đời, nhiệm kỳ chỉ kết thúc khi qua đời hoặc nghỉ hưu, từ chức. Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ là George Washington đề cử John Jay làm Chánh Án đầu tiên cùng với năm Thẩm phán John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison và James Wilson được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 26 tháng 9 năm 1789.
Tối Cao Pháp Viện được thành lập theo điều 3 Hiến pháp Hoa Kỳ. Một nhánh Tư pháp có thẩm quyền tuyệt đối xét xử vụ kiện, phiên hợp đầu tiên diễn ra vào ngày 1 tháng 1 năm 1790 tại New York. Đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các phát sinh trong quá trình vụ kiện Tư pháp, giải quyết các xung đột pháp luật và giải thích Hiến pháp vì phán quyết của Tối Cao Pháp Viện sẽ là cuối cùng. Cũng theo Hiến pháp quy mô số Thẩm phán là do Quốc hội quyết định, ban đầu chỉ có sáu thẩm phán đến năm 1869 thì có chín người đến ngày nay vẫn chưa có sự thay đổi số thẩm phán tối cao.
Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện
Từ lúc thành lập ban đầu có sáu Thẩm phán cho đến năm 1869 mới có chín người ổn định đến nay. Có thời điểm số Thẩm phán là mười người vì Hiến pháp trao quyền cho Quốc hội có quyền thay đổi số ghế thẩm phán. Nên có lúc thấp nhất là năm người dưới thời Tổng thống John Adams và mười người dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln vì nhiều lý do những đa số là mục đích chính trị để phục vụ lới ích của các Đảng phái. Do Hiến pháp cũng không quy định chính xác số ghế nên sự thay đổi ổn định chín người hiện tại do tập quán và thói quen tồn tại từ 1869 đến nay.
Ở thời điểm lập quốc Hoa Kỳ chỉ có 13 bang, nên các Thẩm phán lúc này cũng đồng thời bổ nhiệm làm Thẩm phán các Tòa án phúc thẩm khu vực. Mỗi Tòa phúc thẩm khu vực sẽ có ba thẩm phán, một người ở Tòa án Quận và hai Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.
Thẩm phán Tối Cao dành hầu hết thời gian trong năm đi xét xử Phúc thẩm lưu động. Do điều kiện đường xá, giao thông và phương tiện đi lại, nên Bộ luật Tư pháp 1789 đã chia 13 bang làm 3 khu vực Phúc thẩm, miền Đông, miền Trung và miền Nam. Do đó hai trong sau người có thể ngồi ghế chủ tọa 3 khu vực. Thời điểm này có cũng cuộc bỏ phiếu xảy ra cân bằng 3-3
Biến Cố Số Ghế Tối Cao Pháp Viện Trong Lịch Sử
Thời Kỳ Đầu
Thời kỳ đầu thành lập các Thẩm phán đều là người của Đảng Liên Bang, nhưng mâu thuẫn xung đột chính trị đã xảy ra đã dẫn đến các cuộc bổ nhiệm Thẩm phán trở nên phức tạp. Năm 1800 Tổng thống đương nhiệm là John Adams trước một tháng ngày tranh cử tổng thống, Chánh án Oliver Ellsworth xin nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Tổng thống John Adams bổ nhiệm John Marshall làm Chánh Án Tối Cao Pháp Viện và Quốc hội phê chuẩn ngày 4 tháng 2 năm 1801, lúc này John Adams đã thất bại tái tranh cử nhiệm kỳ hai. Quốc hội và Tổng thống đã có những cuộc bổ nhiệm thần tốc hàng loạt Thẩm phán khu vực hơn nữa thông qua Đạo luật Tư Pháp 1801 giảm số ghế của Tối Cao Pháp Viện xuống còn năm ghế. Vụ việc bổ nhiệm thần tốc đã dẫn đến vụ Marbury kiện Madison tạo ra án lệ giải thích Hiến pháp quan trọng của ngành tư pháp.
Thời Kỳ Nội Chiến
Thời kỳ này số ghế tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tăng lên con số chín vì lãnh thổ Hoa Kỳ lúc này đã mở rộng sang phía Tây. Nhưng sau phán quyết của án Lệ Dred Scott 1857, Tổng thống Lincoln đã yêu cầu Quốc hội tăng số ghế lên mười ghế để tránh tình trạng ủng hộ chế độ nô lệ, cần phải cân bằng quyền bỏ phiếu tại đây năm 1863.
Sau Nội Chiến
Tổng thống Lincoln bị ám sát năm 1865, phó Tổng thống Andrew Johnson lên nắm giữ Nhà Trắng người có của Đảng Dân chủ (lúc này Hoa Kỳ chưa quy định tổng thống và phó tổng thống ra tranh cử phải cùng một Đảng) đã không thiệt thực hiện các chính sách tái thiết miền Nam. Quốc Hội đã thông qua luật năm 1866 nhằm giảm số ghế xuống còn bảy ghế để giảm quyền lực của Tối Cao Pháp Viện và hạn chế quyền lực tổng thống dùng chiêu bài chính trị do trước đó các thẩm phán có sự ủng hộ ngầm với chế độ nô lệ và ủng hộ Đảng dân chủ sử dụng nô lệ.
Đến năm 1869, Tổng thống Ulysses S. Grant được sử ủng hộ của Đảng Cộng hòa, ông đã được Quốc hội ủng hộ tăng số ghế từ bảy lên chín. Sau đó ông đã bổ nhiệm thêm hai thẩm phán để đảo ngược phán quyết trước đó quy định tiền giấy là vi hiến vụ việc giúp Đảng Cộng hòa ổn định toàn bộ hệ thống pháp luật Hoa Kỳ cho đến ngày nay.
Đến năm 1931, Tổng thống Franklin D. Roosevelt muốn tăng số ghế lên mười lăm và quy định Thẩm phán trên 70 tuổi phải buộc nghỉ hưu nhưng đã bị Quốc hội bác bỏ số phiếu 70-20.
Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất
Sources: https://www.history.com/this-day-in-history/the-first-supreme-court