Thỏa ước Madrid (1891)-Nghị định thư Madrid (1989) Hệ thống đăng ký Madrid

Hệ thống Madrid đăng ký nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1891 và Nghị định thư Madrid 1989. Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid từ năm 1949 và Nghị định thư Madrid chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11/7/2006.

  • Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế về hàng hóa được ký kết tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha ngày 14 tháng 04 năm 1891. Sau đó được sửa đổi, bổ sung tại các hội nghị Brussells năm 1900, Washington năm 1911, La Hay năm 1925, Luân Đôn năm 1934, Nice năm 1957, Stockholm năm 1967, được sửa đổi lại vào năm 1979. Hiện tại có 56 quốc gia thành viên trong thỏa ước này.
  • Nghị định thư Madrid quy định liên quan đến Thỏa ước Madrid được ký kết năm 1989, mục địch hỗ trợ hệ thống Madrid trở nên linh hoạt và thuận tiên hơn cho nước thành viên do có sự khác biệt về pháp luật quốc gia. Tính đến năm 2022 đã có 105 quốc gia thành viên Nghị định thư Madrid.

Hệ thống giúp bảo hộ nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới bằng cách đăng ký đơn quốc tế sẽ có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ. Đối với đơn đăng ký quốc tế có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức đại diện tại quốc gia sở tại mà không cần phải đi đăng ký ở nhiều nước khác nhau.

Đăng Ký Đơn Quốc Tế

Để được đăng ký nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu quốc tế bắt buộc có đơn đăng ký ở nước sở tại đồng thời phải chỉ định đến quốc gia thành viên trong cùng điều ước quốc tế muốn được bảo hộ. Đơn đăng ký chỉ định đến quốc gia muốn bảo hộ chỉ được lựa chọn theo một trong hai điều ước quốc tế Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid. Nếu một quốc gia đồng thời là thành viên của cả hai điều ước này thì sẽ áp dụng Nghị định thư Madrid.

Khi nộp đơn đăng ký quốc tế sẽ phải nộp một khoản phí nhất định bao gồm phí cơ bản (phí này sẽ được giảm 10% cho trên tổng số đơn đăng ký nếu đơn đăng ký gốc ở các quốc gia thuộc nhóm LDC nhóm các quốc gia đang phát triển), phí bảo hộ bổ sung tại các quốc gia chỉ định, phí tăng thêm cho nhóm hàng hóa dịch vụ vượt quá 03 nhóm. Tuy nhiên, nếu bảo hộ theo Nghị định thư Madrid thì thì phí bảo hộ bổ sung sẽ lệ thuộc vào tưng quốc gia riêng lẻ nên có sự chênh lệch chi phí khi nộp đơn tùy thuộc vào quốc gia đơn muốn chỉ định.

Quy Trình Nộp Đơn Quốc Tế

Gia đoạn 1: Đầu tiên bạn phải nộp đơn hoặc đã có nhãn hiệu được bảo hộ tại Cơ quan nước xuất xứ đơn hoặc nhãn hiệu. Lúc này, mới có quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đơn phải nộp thông qua cơ quan tại nước sở tại có đơn đầu tiên hoặc xuất xứ nhãn hiệu được bảo hộ.

Giai đoạn 2: Văn phòng Nhận đơn Quốc Tế sau khi nhận đơn sẽ thực hiện kiểm tra thẩm định hình thức đơn đăng ký muốn áp dụng điều ước quốc tế nào Thỏa ước Madrid hay Nghị định thư Madrid. Chỉ xem xét vấn đề hình thức nộp theo điều ước nào, kiểm nội dung phân loại nhóm hàng hóa và dịch vụ theo Bảng Phân loại Nice (Nice Classification) và các khoản thanh toán phí tối thiểu. Nếu không có vi phạm sẽ được chập nhận đơn hợp lệ, WIPO lúc này sẽ không từ chối đơn và hay chấp nhận bảo hộ.

WIPO sẽ ghi nhận nhãn hiệu trong Đăng bạ quốc tế và công bố trong Công báo WIPO về nhãn hiệu quốc tế (WIPO Gazette of International Marks) và thông báo cho Cơ quan của các nước thành viên được chỉ định trong đơn quốc tế của bạn. Ở giai đoạn này, bạn trở thành chủ sở hữu của một đăng ký quốc tế.

Giai đoạn 3: WIPO sẽ thông báo cho tất cả các Cơ quan của nước thành viên chỉ định có trong đơn đăng ký quốc tế (còn được gọi là Cơ quan của quốc gia được chỉ định) để các Cơ quan này có thể bắt đầu thẩm định nội dung theo quy định pháp luật của nước chỉ định.

Nội dungThỏa Ước MadridNghị Định Thư Madrid
Thành viên51 quốc gia105 quốc gia
Cơ quan chuyển tiếp đơnCục Sở Hữu Trí Tuệ Việt NamCục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều kiện nộp đơnBắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại mới có thể nộp đơnKhông bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại, chỉ cần nộp đơn ở nước sở tại
Thời hạn xét nghiệm đơn tối thiểu 12 tháng18 tháng
Ngôn ngữTiếng PhápTiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha
Thời hạn bảo hộ20 năm và có thể gia hạn10 năm và có thể gia hạn
Hiệu lực với chứng nhận gốcSẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.Không quy định
Chi phíMức phí chungPhụ thuộc vào từng quốc gia
Chuyển đổi đơn quốc tế sang quốc giaKhông quy địnhCho phép chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia hoặc đăng ký khu vực trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế hết hiệu lực và vẫn được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có)
Từ chối bảo hộĐơn đăng ký theo thỏa ước Madrid khi bị từ chối ở một nước thành viên thì đăng ký quốc tế vẫn có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên.Đơn đăng ký theo Nghị định thư Madrid nhãn hiệu bị từ chối bởi quốc gia chỉ định bảo hộ thì việc đăng ký theo Nghị định thư có thể chuyển sang hình thức đăng ký quốc gia mà không làm mất đi ngày nộp đơn gốc.

Sự Khác Biệt Giữa Thỏa Ước Madrid và Nghị Định Thư Madrid

Ưu điểm khi đăng ký qua hệ thống Madrid

Không phải nộp nhiều lần qua từng quốc gia đơn lẻ, ngôn ngữ quốc tế sử dụng thống nhất. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu sang các thị trường theo chỉ định thông qua quốc gia cùng một hệ thống, phù hợp với chiến lược kinh doanh phát triển và tình hình tài chính cụ thể của từng doanh nghiệp.

Chi phí nộp một lần không phải qua nhiều khâu nhiều nước khác nhau, có thể mở rộng chỉ định thêm quốc gia trong thời gian nộp và thẩm định đơn. Hơn nữa, ngày hết hạn của đơn thống nhất với nhau có một ngày hết hạn thuận tiện kiểm tra ngày hết hạn. Doanh nghiệp, cá nhân có thể thay đổi thông tin sẽ cung thay đổi đồng thời ở các nước không cần phải thay đổi từng quốc gia.

Dù hai hiệp điều ước này độc lập với nhau song song cùng tồn tại, nhưng các quốc gia có thể đồng thời tham gia cả hai điều ước và linh hoạt áp dụng.

Sources: