Incoterms Là gì ? Nguồn gốc và lịch sử hình thành của Incoterms

Incoterm là gì

Bộ nguyên tắc thương mại quốc tế được áp dụng và cộng nhận trên toàn cầu. Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Inconterms được thai nghén từ những năm 1921 bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế-ICC (International Chamber of Commerce) là tổ chức đại diện cho hệ thống kinh doanh quốc tế. Đến năm 1936 mới được chính thức ra mắt Incoterms 1936 quy định các nguyên tắc chung của Hợp đồng thương mại quốc tế để tránh phát sinh các tranh chấp và mâu thuẫn các phương thức giao nhận hàng với nhau giữa các đối tác toàn cầu trong quá trình mua bán quốc tế phải kiện tụng lên Toà án địa phương và toà án thương mại quốc tế. Từ năm 1936 đến nay đã có nhiều lần ICC chỉnh sửa bổ sung vào những năm 1953, 1967, 1976, 1980, 2000, 2010 và 2020.

Ai là người quyết định các quy tắc Incoterms?

Có 13 ủy ban của ICC do các chuyên gia lĩnh vực thương mại tư nhân trên toàn cầu sẽ đảm nhận nhiệm vụ đàm phán, tọa đàm chỉnh sửa các nguyên tắc này cho phù hợp với sự kiện và lịch sử cũng như sự hiện đại hóa của công nghệ cần phải điều chỉnh lại cho thuận tiện, áp dụng cho thực tiễn.
Nhóm các chuyên gia soạn thảo các nguyên tắc Incoterms 2020, do hai chuyên gia hàng đầu quốc tế là Christoph Martin Radtke và David Lowe đảm nhiệm. Theo ICC thì các chuyên gia được lựa chọn từ nhiều quốc gia khác nhau, có kinh nghiệm và chuyên môn cao cũng như đóng góp nhiều trong lĩnh vực Thương mại Quốc tế và ICC trong nhiều năm.

Tiến trình sửa đổi, soạn thảo Quy tắc Incoterms :

Sau khi nhóm soạn thảo chỉnh sửa, thay đổi bản dự thảo sẽ được bàn hành chính thức công khai thông qua Ủy ban quốc gia ICC, các quốc gia, các cá nhân, hiệp hội tổ chức sẽ kiến nghị sau đó sẽ được chuyển lại cho nhóm soạn thảo.
Bản thảo cuối cùng sẽ được chấp thuận bởi Ủy Ban Luật Thương Mại của ICC(the ICC Commission on Commercial Law) và thông qua bởi Hội đồng điều hành ICC (ICC Executive Board).

Quy Tắc Incoterms 2020

Incoterms 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 có 11 điều và được chia làm 04 nhóm E, F, C, D như sau:
Nhóm C – 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
Nhóm D – 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)
Nhóm E – 1 điều khoản: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
Nhóm F – 4 điều khoản: gồm FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)

Sự khác biệt Incoterm 2010 và 2020

– Quy định Delivered at Terminal (DAT-Giao hàng tại bến) đổi thành tên thành Delivered at Place Unloaded (DPU-Giao hàng tại nơi xuống/dỡ hàng). Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi giao hàng đồng thời sẽ chuyển giao rủi ro cho người mua sau khi hàng đã được chuyển xuống phương tiện vận tải tại nơi giao hàng thoe thỏa thuận.
-Đối với INCOTERM 2020 khi vận chuyển hàng hóa áp dụng theo điều kiện FCA (Free Carrier), người mua và người bán có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu xuất trình vận đơn on-board sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.
-Điều kiện CIP, người bán phải chịu trách nhiệm chi phí bảo hiểm ít nhất 110% giá trị hàng hóa theo điều A-Điều khoản bảo hiểm hàng hải (the Institute Cargo Clauses). Trong khi đó điều khoản bảo hiểm không thay đổi với CIF.
-Đặc biệt hơn trong Incoterms 2020, người bán có thể sử dụng phương tiện của họ để vận chuyển hàng hóa, nhận mạnh vào một xu hướng người bán có thể lựa chọn thực hiện vận chuyển cho phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu. Đối với trách nhiệm an ninh, Incoterms 2020 yêu cầu các bên phải đảm bảo được quy định này.

Những điểm lưu ý khi sử dụng Incoterms

Đây là bộ nguyên tắc không bắt buộc, có thể sử dụng các phiên bản trước đó như 2010 nhưng phải tuyên bố, ghi rõ trong hợp đồng có nghĩa là nhiều phiên bản Incoterms có thể cùng tồn tại không triệt tiêu giá trị pháp lý của nhau. Quy định về những nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua trong hợp liên quan đến vấn đề giao hàng.

Các Phương Thức Giao Hàng Của Incoterms

  • Giao hàng tại xưởng hay Giá xuất-EXW (Ex Works)
  • Giao hàng cho người chuyên chở -FCA (Free Carrier)
  • Cước Phí Trả Tới-CPT (Carriage Paid To)
  • Cước phí và phí bảo hiểm trả tới-CIP (Carriage and Insurance Paid To)
  • Giao hàng tại nơi đến-DAP (Delivered at Place)
  • Giao hàng tại nơi xuống/dỡ hàng -DPU (Delivered at Place Unloaded)
  • Giao hàng đã trả thuế-DDP (Delivered Duty Paid)
  • Giao dọc mạn tàu- FAS (Free Alongside Ship)
  • Giao hàng lên tàu-FOB (Free on Board)
  • Tiền hàng và cước phí-CFR (Cost and Freight)
  • Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí-CIF (Cost, Insurance and Freight)

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Sources: