Vụ kiện Chống bán phá giá Tôm giữa Hoa Kỳ-Việt Nam Phần 2

Việt Nam tranh chấp với Hoa Kỳ chống bán phá giá liên quan đến con Tôm Nước Ấm tổng cộng có 2 vụ.

  1. DS404: United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam (01/02/2010)
  2. DS429: United States — Anti-Dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam (16/02/2012)

Vụ thứ 2:

bán phá giá
DS429

Đàm Phán Thương Nghị-Consultations

Các yêu cầu từ Việt Nam

Ngày 16/02/2010 Việt Nam yêu cầu đàm phán với Hoa Kỳ liên quan đến phương pháp áp dụng chống bán phá giá lên con Tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam. Yêu cầu cơ quan quản lý xem xét lại quy định, pháp luật, quy trình kiểm tra và đặc biệt phương pháp Zeroing.
Việt Nam cho rằng các phương pháp áp dụng chống bán phá giá của Hoa Kỳ không nhất quán và phù hợp với điều I, VI(1) và VI(2), điều X(3.a) của Hiệp định GATT 1994 và điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i), Mục Lục II của Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement), điều XVI(4) Hiệp định WTO và Cam kết gia nhập của Việt Nam (Viet Nam’s Protocol of Accession), điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3, 21.5 của DSU.
Ngày 17/01/2013 Việt Nam yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Nhưng tại cuộc hợp ngày 28/01/2010 DSB tạm hoãn thành lập Ban Hội thẩm.

Ban Hội Thẩm và Tiến Trình Phúc Thẩm tại Cơ Quan Phúc Thẩm

Cuộc hợp ngày 27/02/2013, Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp DSB(Dispute Settlement Body) thành lập Ban Hội Thẩm. EU, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador và Na Uy từ bỏ quyền bên thứ ba không tham gia vụ kiện. Ngày 12/07/2013 Thành viên Ban Hội Thẩm được thành lập ông Mr Simon Farbenbloom làm chủ tịch và hai thành viên Adrian Makuc, Abd El Rahman Ezz El Din Fawzy.
Ban Hội Thẩm ra báo cáo Phán quyết sơ bộ sự việc 17/11/2011.

Tóm Tắt Các Vấn Đề Pháp Lý Vụ Kiện Bán Phá Giá

1.Việt Nam yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ-U.S Department of Commerce (USDOC) xác định và xem xét tiến trình đánh giá Chống bán phá giá Tôm Nước Ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ xem xét lại “Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá” trong lần xem xét đánh giá lần thứ 4 và thứ 5, thứ 6 trong đó có các vấn đề sau:

  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing để tính biên độ phá giá vi phạm điều 9.3 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá, điều VI(2) GATT 1994;
  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ giới hạn số lượng nhà nhập khẩu và sản xuất để đánh giá và tính toán xem xét biên độ phá giá;
  • Áp dụng tỷ lệ “Vietnam-wide entity” để xác định các chủ thể doanh nghiệp không chứng minh được sự độc lập với chính phủ trong việc kinh doanh thương mại, trong lần ra soát thứ 4, 5, 6 vi phạm điều 6.10, 9.2, 9.4, 6.8 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá ;
  • Điểm 129 (c)(1) của Vòng Đàm phán Uruguay-URAA, Việt Nam yêu cầu ngăn Cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ thực hiện các khuyến nghị của DSB đối với các trường hợp đã ban hành trước đó và hiện tại các vụ việc trước đó vẫn chưa kết thúc. Phương pháp đó vi phạm điều 1, 9.2, 9.2, 18.1 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá.
  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dựa vào tính toán biên độ phá giá với phương pháp Zeroing, phương pháp này không thể đánh giá hết thực tế trong lần rà soát hoàng hôn lần thứ nhất(the first sunset review). Không phù hợp với điều 11.3 và 17.6 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá.
  • Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã không hủy các biện pháp chống bán phá giá khi không chứng minh được có sự bán phá giá trong lần rà soát lần thứ 4,5,6.

2.Hoa Kỳ yêu cầu Ban Hội Thẩm từ chối các phản đối của Việt Nam, vì nó bao gồm xác định các biện pháp áp dụng trong tương lai và không thuộc thuật ngữ, pháp luật viện dẫn trong Ban Hội Thẩm.

Phán Quyết Sơ Bộ

Thẩm quyền Kinh Tế của Hoa Kỳ
Ngày 26/09/2013, Phán quyết sơ bộ từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ trong lần rà soát thứ 6 không nằm trong thuật ngữ viện dẫn của Ban Hội Thẩm. Phán quyết không đưa ra các quyết định lên các vụ đang tồn tại trước đó (DS404) vì nó không nằm trong yêu cầu vụ việc hiện tại đang giải quyết(DS429). Đó thuộc quyền tư pháp kinh tế của nước sở tại nên vượt quá yêu cầu với Ban Hội Thẩm.

Các lần rà soát áp dụng zeroing

Trên thực tế từ tháng 4 năm 2012, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã điều chỉnh phương pháp tính toán trong các lần rà soát. Phán quyết chỉ ra rằng Việt Nam không đưa ra được các chứng cứ biện pháp chống bán phá giá sai phạm khi áp dụng nên từ chối yêu cầu của Việt Nam đã viện dẫn điều 9.3 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá và điều II(2) GATT 1994
Phán quyết sơ bộ xác nhận Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã dùng phương pháp zeroing tính biên độ phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam trong ba lần rà soát trước đó là vi phạm điều 9.3 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá và điều II(2) GATT 1994.

Yêu cầu xem xét tỉ suất thuế NME-wide entity

Đối với yêu cầu của Việt Nam cho rằng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp thuế NME-wide entity (Nền kinh tế phi thị trường “Non-market economy”) không hợp lý. Trong quá trình áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các quốc gia NME, Hoa Kỳ áp dụng nhận định các công ty đến từ quốc gia NME đều quy về một trường hợp giống nhau. Mặc dù thừa nhận rằng áp thuế đối với những công ty thuộc các nước NME phải chung một tỉ suất thuế, tuy nhiên phương pháp này không đúng với lần rà soát thứ 4, 5, 6 vi phạm điều 6.10 và 9.2 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá.
Việt Nam cũng không chứng minh được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thực hiện tính toán số lượng hoặc áp dụng cho lần sau đối với phương pháp tính tỉ suất áp thuế toàn bộ doanh nghiệp NME, số lượng và tỉ suất thuế lệ thuộc vào tình hình thực tế. Phán quyết từ chối yêu cầu của Việt Nam rằng Hoa Kỳ áp dụng phương pháp không hợp lý Hoa Kỳ không vi phạm điều 6.8, 9.4 và Phụ lục II Hiệp Định Chống Bán Phá Giá.

Yêu Cầu Xem xét điểm 129 (c.1) Hiệp định URAA

Phán quyết kết luận Việt Nam không chứng minh việc Hoa Kỳ thực hiện khuyến nghị của DSB với các vụ việc trước(DS404) đó là vi phạm. Từ chối yêu cầu của Việt Nam vì nó liên quan đến pháp luật riêng của Hoa Kỳ.

Yêu cầu xác định phương pháp trong rà soát hoàng hôn

Đánh giá yêu cầu của Việt Nam đối với các quyết định của BTM trong lần rà soát hoàng hôn, ủng hộ các phán quyết của Ban Hội Thẩm và Cơ Quan Phúc Thẩm đối với các vụ tranh chấp trước đó cơ quan điều tra phải lựa chọn phương pháp tính biên độ phá giá theo Hiệp định và không vi phạm điều 11.3. Bộ Thương Mại đã dựa trên các biên độ trước đó để quyết định áp thuế toàn bộ doanh nghiệp là không đúng với quy định của GATT và Hiệp định chống bán phá giá

Yêu cầu thu hồi biện pháp chống bán phá giá

Việt Nam yêu cầu thu hồi biện pháp chống bán phá giá với một số công ty, Phán quyết cho rằng theo điều 11.2 việc áp đặt biện pháp của cơ quan sở tại là nghĩa vụ xem xét nếu thấy cần thiết tiếp tục áp dụng khi: (i) có sự yêu cầu từ các bên có liên quan, (ii) sau một khoảng thời gian hợp lý trôi qua, (iii) khi có sự yêu cầu khi cơ quan điều tra chứng minh được một trong ba vấn đề được nêu trong đoạn 2 điều 11,2, (iv) điều tra để có thêm thông tin cần thiết để rà soát lại. Mặc dù yêu cầu của Việt Nam mong muốn xem xét rà soát trong lần 5,6 phù hợp điều luật nhưng Bộ Thương Mại không hủy biện pháp chống bán phá giá dù vậy cũng không cam kết sẽ tiếp tục xem xét sự cần thiết để áp thuế. Phán quyết ủng hộ Việt Nam yêu cầu thu hồi đối với các doanh nghiệp mong muốn gỡ bỏ lệnh áp thuế khi không bị điều tra vi phạm điều 11.2.
Phán quyết cũng thừa nhận rằng các cơ quan chọn phương pháp trong tương lai theo điều 11.2, thì tính biên độ cũng phải phù hợp với điều Hiệp định. Với cách tính zeroing thì nên thu hồi lại các phán quyết.

Giai đoạn Phúc Thẩm

Ngày 06/01/2015, Việt Nam thông báo cho DSB biết quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm. Việt Nam phán quyết sơ bộ không phù hợp với điều 11 của DSU khi cho rằng Việt Nam không căn cứ chứng minh được điểm 129(c.1) đối với các trường hợp đang giải quyết trước đó(DS404). Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm bác yêu cầu vì Việt Nam không chứng minh được điểm 129(c.) không phù hợp như thế nào với điều 1, 9.2, 9.3, 11.1, và điều 18.1.

Ngày 18/07/2016 Việt Nam và Hoa Kỳ thông báo cho DSB cả hai đã đạt được thỏa thuận riêng

Tác giả: La Mạnh Nhất

SOurces: