Vụ kiện Hàn Quốc-Hoa Kỳ Chống bán phá giá và Tự vệ

Thương Nghị

Yêu Cầu Của Hàn Quốc

Ngày 14 tháng 02 năm 2018, Hàn Quốc yêu cầu hợp thương nghị với Hoa Kỳ liên đến biện pháp Chống bán phá giá và Tự vệ do Hoa Kỳ áp đặt lên sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc và pháp luật, quy định cung với các biện pháp khác đã được duy trì áp dụng dù thực tế chỉ đang ở quá trình điều tra.

Vụ kiện Hàn Quốc-Hoa Kỳ Chống bán phá giá và Tự vệ

Hàn Quốc phản đối biện pháp do Hoa Kỳ áp dụng không đúng với các điều sau:

  • Điều 1, 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.8, 6.1, 6.2, 6.6, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 11.1, 11.3, 11.4, 18.1, 18.4 and Phụ Lục I, II của Hiệp định Chống bán phá giá ;
     
  • Điều 1, 10, 11.2, 11.3, 11.6, 11.9, 12.1, 12.2, 12.5, 12.6, 12.7, 12.8, 14, 15.1, 15.2, 15.4, 15.5, 19.1, 19.3, 19.4, 21.1, 21.3, 21.4, 32.1, 32.5 và Phụ lục VI của Hiệp định về Chống trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM);
     
  • Điều VI:1, VI:2 và VI:3 của GATT 1994;
     
  • Điều XVI:4 Hiệp định Marrakesh.

Ngày 1 tháng 3 năm 2018, Kazakhstan yêu cầu tham gia thương nghi. Ngày 2 tháng 3 năm 2018, EU và Nga cũng yêu cầu tham gia thương nghị. Hoa Kỳ sau đó đã thông báo với Cơ Quan Giải Quyết Tranh Chấp DSB(Dispute Settlement Body) chấp nhận EU tham gia thương nghị.

Ban Hội Thẩm và Phúc Thẩm

Ngày 16 tháng 04 năm 2018, Hàn Quốc yêu cầu thành lập Ban Hội Thẩm và trong cuộc hợp ngày 27 tháng 4 năm 2018 DSB truỳ hoãn thành lập. Đến cuộc hợp ngày 28 tháng 5, DSB mới đồng ý thành lập Ban Hội Thẩm và các nước Brazil, Canada, China, Egypt, the European Union, India, Japan, Kazakhstan, Mexico, Norway và Nga bảo lưu quyền của họ với vai trò là bên thứ 3.

Theo thoả thuận của hai bên, Ban hội thẩm được xác định thành lập vào ngày 05 tháng 12 năm 2018. Ngày 9 tháng 7 năm 2019, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với DSB các vấn đề chính đang còn tồn tại trong phán quyết cuối cùng sẽ thông báo với các bên vào năm 2020 và sẽ công khai khi ra phán quyết gửi cho các bên bằng 03 ngôn ngữ chính thức, ngày ra phán quyết phụ thuộc vào hoàn thành bản dịch. Đến ngày 21 tháng 1 năm 2021, phán quyết sơ bộ mới được gửi cho các bên liên quan trong vụ kiện.

Tổng Quan Vụ kiện chống bán phá giá

Tranh chấp giữa Hàn Quốc-Hoa Kỳ Biện pháp Chống bán phá giá và Tự vệ khi Hoa Kỳ áp dụng lên các sản phẩm Thép không rỉ, Thép cán nguội, Thép cán nóng, Máy Biến Áp từ Hàn Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc còn phản đối các biện pháp áp dụng không chính thức “tồn tại đa dạng” (adverse facts available) trong Hiệp định Chống bán phá gia và Tự vệ khi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thực hiện điều tra.

Hàn Quốc phản đối các trường hợp sử dụng “ sự thật tồn tại” do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (USDOC) áp dụng trong 04 cuộc điều tra Chống bán phá giá và 02 cuộc điều tra Tự vệ. Phản đối cách phân loại sai “sự thật tồn tại” trong các cuộc điều tra được lựa chọn thay thế các sự thật thực tế không có thông tin đầy đủ.

Sản phẩm Thép mặt hàng đang bị áp dụng Chống bán phá giá ở rất nhiều nước

Đối với 02 trường hợp Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dùng từ “sự thật tồn tại”, Ban Hội Thẩm phán quyết rằng điều kiện USDOC dùng để sàn lọc áp dụng không đúng. Đặc biệt 04 vụ điều tra chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng không đúng với điều 6.8 Hiệp định Chống bán phá giá bởi vì nó không đưa ra được các thông tin chi tiết yêu cầu đặt ra cho bên liên quan và phương pháp các thông tin điều tra được phân loại thời điểm ban đầu cuộc điều tra chống bán phá giá theo quy định đoạn 1 của Phụ lục II, không tổng hợp được đầy đủ, xác minh thông tin đúng lúc theo quy định đoạn 3 Phụ lục II, hoặc không thông báo ngay lập tức cho các bên liên quan xác minh các lý do không chấp (không đồng thuận) và cũng không tạo cơ hội cho các bên trình bày trong khoản thời gian thích hợp quy định tại đoạn 6 Phụ lục II.

Đối với một vụ điều tra liên quan đến Máy Biến Áp của Hàn Quốc, phán quyết sơ bộ ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc, hành động của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ không phù hơp với điều 9.4 Hiệp định Chống bán phá giá khi quyết định áp dụng mức thuế trần đối với tất cả tỉ lệ thuế khác dựa trên biên độ viện dẫn điều 6.8.

Hai vụ điều tra theo Hiệp định Tự vệ, phán quyết sơ bộ nhận định dùng từ “sự thật tồn tại” không đúng theo quy định điều 12.7 vì không thể tổng hợp được các thông tin được xác nhân từ các bên liên quan và không có trong báo cáo điều tra. Hoặc đã bỏ đi các thông tin được cung cấp sau thời hạn do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp đặt, Bộ Thương Mại đã không xem xét các thông tin cung cấp trong thời hạn đưa ra.

Trong đó, có hai trường hợp phán quyết sơ bộ từ chối yêu cầu của Hàn Quốc. Dù Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dùng sai từ “sự thật tồn tại” và hành động không phù hợp với quy định của WTO khi lựa chọn phương pháp thay thế sự thật khách quan nhưng phán quyết thừa nhận nó thật sự khôn cần thiết nên không ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc khi nước này dựa vào điều 1, điều 9.3, điều 18.1 của Hiệp định Chống bán phá giá và điều 10, điều 19.4, điều 32.1 Hiệp định Tự vệ.

Hàn Quốc phản đối biện pháp áp dụng không chính thức của Hoa Kỳ dùng thuật ngữ “tồn tại đa dạng” của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong quá trình điều tra Chống bán phá giá và Tự vệ. Hàn Quốc cho rằng biện pháp áp dụng không phù hợp với quy định của WTO. Vì USDOC đã thay thế các sự thật thiếu thông tin dựa trên sự bất hợp tác trao đổi thông tin của bên liên quan. Hơn nữa, Hàn Quốc phản đối biện pháp áp dụng quá chung không rõ ràng, hiểu theo cách khác thì biện pháp này nhằm biểu lộ trạng thái hành vi đang tiếp tục thực hiện bán phá giá.

Phán quyết cho rằng biện pháp áp dụng chung nhưng không phải biểu lộ trạng thái hành vi “đang tiếp tục thực hiện bán phá giá”, Hàn Quốc cũng không chứng minh được các biện pháp áp dụng không chính thức của Hoa Kỳ diễn giải chi tiết nội dung vi phạm nào.

Ngày 19 tháng 03 năm 2021, Hoa Kỳ thông báo với DSB kháng cáo quyết định sơ bộ về luật áp dụng và diễn giải luật trong phán quyết. Ngày 25 tháng 03 năm 2021, Hàn Quốc thông báo đến DSB liên quan đến kháng cáo bên phía Hoa Kỳ cho rằng chức năng của Cơ Phúc Thẩm Phúc không có chức năng diễn giải luật. Hàn Quốc cũng phản đối quyết định kháng cáo của Hoa Kỳ.

(Vụ kiện đang đợi-Phúc Thẩm)

Dịch và cải biên: La Mạnh Nhất

Sources:

https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds539_e.htm