Hiện tại khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam rất lớn thể hiện rõ ở nông thông và các thành phố lớn, giữa các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đâu là hướng giải quyết?
Việt Nam có dân số trẻ điều này sẽ giúp Việt Nam hướng đến cải cách được kinh tế nhanh chóng nhưng cũng chính dân số trẻ lại là mắc xích làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn. Hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp hoặc sản xuất nông nghiệp ở các nông thôn cần nguồn lao động ổn định dù phải cách tân bằng máy móc thay thế sức lao động của con người. Những chính nguồn lao động trẻ có xu hướng đổ về các thành phố lớn tập trung vào các ngành dịch vụ để có cơ hội tìm kiếm
Cần có sự chuyển giao công nghệ : để thay đổi cách sản xuất như hiện nay, hầu hết tất cả các ty ở Việt Nam đang làm công việc gia công rất lớn hoặc các công ty nước ngoài vào chỉ vì được miễn(giảm) thuế nhiều cộng với giá nhân công rẻ bèo chỉ mang vào dây chuyền sản xuất để lắp rắp đến quốc gia thứ 3. Phải có công nghệ mới có thể biến chuyển tốt để doanh nghiệp sản xuất bức phá cạnh tranh. Nên thật sự thiếu doanh nghiệp lớn mạnh ảnh hưởng toàn bộ ngành thúc đẩy kinh tế đầu tư ra nước ngoài hoặc đầu tư ngược lại nông thôn.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tập trung xây dựng lại hệ thống kinh tế tại nông thông hiện đại cách sản xuất bắt đầu từ các ngành chế biến nông lâm thủy hải sản, tập trung các ngành công nghiệp nhẹ chế biến sau đó nâng cấp mở rộng quy mô.
Hiện đại hệ thống giao thông nông thôn: kết nối giảm thời gian vận chuyển luân phiên hàng quá nhanh nhất có thể tiết kiệm thời gian chi phí, khi khâu vận chuyển chiếm giữ một lượng lớn công sức và tiền bạc của nhóm kinh tế nông thôn.
Tạo chính sách nâng đỡ đầu ra: Hiện tại chuyển đổi kinh tế nông thôn đang giảm xuống xu thế tập trung vào nhóm ngành dịch vụ. Vì hiện tại đầu ra rất khó tìm, chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống và lệ thuộc vào Trung Quốc là chủ yếu nên nông sản hay ngành khác không thể linh hoạt phát triển.
Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước. Nó có giá trị từ 0 (mọi người đều có mức thu nhập bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng) và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang tên “Variabilità e mutabilità”. Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100.
Hệ số Gini là gì
Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
Gọi diện tích giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường Lorenz là A, phần diện tích bên dưới đường cong Lorenz là B, hệ số Gini là G. Ta có: G = A/(A+B). Vì A+B = 0,5 (do đường bình đẳng tuyệt đối hợp với trục hoành một góc 45°), nên hệ số Gini: G = A/(0,5) = 2A = 1-2B.
Nếu đường cong Lorenz được biểu diễn bằng hàm số Y=L(X), khi đó giá trị của B là hàm tích phân:
Trong một số trường hợp, đẳng thức này có thể dùng để tính toán hệ số Gini trực tiếp không cần đến đường cong Lorenz.
Ví dụ:
– Gọi dân số là yi, với i = 1 đến n và y thỏa thứ tự không giảm (yi < yi+1)
– Với hàm xác suất rời rạc f(y), i = 1 đến n, là các điểm có xác suất khác 0 và được sắp theo thứ tự tăng dần (yi < y i+1), khi đó:
Nguồn: https://thecitizenvietnam.com, chỉ số HDI