Thần Brahma- Đấng sáng tạo Hindu giáo

Thần Brahma (tiếng Phạn: ब्रह्मा, chuyển tự Brahmā) được gọi là “Đấng sáng tạo” trong bộ tam thần Trimurti quyền lực nhất của Ấn Độ giáo ba vị thần tối cao bao gồm VishnuShiva. Ông còn được gọi là Svayambhu và gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và kinh Vệ đà. Thần Brahma được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết về sự sáng tạo, mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau. Trong vài trang kinh Puranas, ông đã tự tạo ra mình trong một quả trứng vàng được gọi là Hiranyagarbha.

Nhân dạng của thần Brahma

Thần Brahma có bốn mặt, được cho rằng hàm ý miêu tả tương ứng Kinh Vệ Đà có bốn phần (kinh cổ nhất người Hindu giáo). Nhưng số khác lại xem đó là sự ẩn dụ của chế độ bốn giai cấp trong Hindu giáo (Bà la môn):

Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.

Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.

Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.

Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

Bốn cánh tay, một tay cầm một tấm lụa hoặc kinh veda, một chuỗi hạt kim cang bắt ấn, hoa sen và một cái chùy .Ngồi trên con ngỗng trắng nhưng trong sử thi Puranas ông lại ngồi trên thiên nga hoặc con công.

Tại sao Thần Brahma ít được thờ cúng?

Có rất nhiều bí ẩn về về câu truyện vị thần này trong Ấn Độ giáo tại sao lại ít được thờ cúng ở Ấn Độ, có hai lý do:

Brahma tạo ra người phụ nữ từ chính cơ thể mình để phụ ông việc sáng tạo ra mọi vật trong vũ trụ, nàng là Shatarupa. Vì quá xinh đẹp và kiều diễm nên Brahma mê đắm mãi nhìn nàng, để tránh sự khó chịu và ngượng nên Shatarupa di chuyển sang một hướng khác. Cứ mỗi lần nàng di chuyển tránh sự chú ý, thần này lại mọc thêm một cái đầu để nhìn nàng. Cuối cùng nàng Shatarupa nhảy lên nhưng Brahma lại mọc thêm một cái đầu ở trên cùng quyết phải ngắm nàng cho bằng được.

Cuối cùng để tránh khỏi Brahma nàng quyết định biến hình thành các sinh vật trên trái đất nhưng dưới giới tính đực để không phải bị ánh nhìn truy đuổi. Theo kinh Veda thần Shiva đã thiêu hủy cái đầu thứ năm vì sự tự cao tự đại của cái đầu này, cũng vì thế sức mạnh Shiva được khẳng định cùng với lời nguyền do thần Shiva tạo ra mọi người sẽ không tôn thờ thần Brahma nữa.

Lý do thứ hai, là Brahma đã hoàn thành xong trách nhiệm của mình. Trách nhiệm bảo tồn, xây dựng lại thế giới cho thần Shiva và Vishnu dẫn dắt thế giới.

Sources: https://vi.wikipedia.org/wiki/Brahma
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o
https://www.britannica.com/topic/Brahma-Hindu-god
https://bienniensu.com/thegioi/che-do-chung-tinh-o-an-do-che-do-varna/
https://www.worldhistory.org/Brahma/